2.5.1. Khung phân tích
Đềtài vận dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) làm căn cứ diễn giải cho hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Theo đó, hành vi phòng ngừa tăng huyết áp sẽ chịu tác động bởi các yếu tố của ý định phòng ngừa: Thứ nhất, thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp - được thể hiện thông qua sự đánh giá, niềm tin của đối tượng thực hiện hành vi phòng ngừa đối với kết quả mà hành vi đó mang lại; Thứ hai, chuẩn chủ quan - ảnh hưởng của những người có liên quan đến suy nghĩ nên thực hiện hành vi phòng ngừa; Thứ ba, kiểm soát hành vi - thể hiện khả năng thực hiện hành vi, bao gồm các nguồn lực đảm bảo để thực hiện hành vi phòng ngừa.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng mô hình sức khỏe của Grossman (1972) làm cơ sở cho việc tìm hiểu các đặc tính của cá nhân ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Tóm lại, khung phân tích của nghiên cứu được đề xuất như sau:
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Hình 2.4: Khung phân tích 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả lược khảo các nghiên cứu có liên quan, giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
Sự đánh giá tích cực về hành vi phòng ngừa, tin tưởng vào kết quả mà hành vi phòng ngừa mang lại sẽ làm tăng khả năng thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của thái độ đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H1: Thái độđối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích cực
đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Quan điểm của người thân, bạn bè về hành vi phòng ngừa sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về ảnh hưởng của chuẩn chủ quan về hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
Hành viphòng ngừa THA Ý định phòng ngừa THA - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi Đặc tính cá nhân - Nhân khẩu học - Kinh tế - xã hội Grossman (1972) Ajzen (1991)
H2: Chuẩn chủ quan vềhành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng tích
cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Nguồn lực về kiến thức, thời gian, tài chính sẽ giúp đảm bảo đủ khả năng thực hiện các hành vi phòng ngừa; do đó giả thuyết về khảnăng kiểm soát hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H3: Khả năng kiểm soát hành vi phòng ngừa tăng huyết áp có ảnh hưởng
tích cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Theo mô hình sức khỏe của Grossman (1972), các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân đó; do đó giả thuyết về các đặc điểm cá nhân đối với hành vi phòng ngừa tăng huyết áp như sau:
H4: Các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
2.6.TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Kết quả tổng quan tài liệu về tăng huyết áp đã giúp đề tài tiếp cận được khái niệm về tăng huyết áp, phân loại các loại tăng huyết áp, biết được nguyên nhân và các biến chứng của bệnh tăng huyết áp cũng như phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và mô hình sức khỏe của Grossman (1972) đã được vận dụng làm cơ sở để đề tài xây dựng khung phân tích. Dựa trên khung phân tích và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, các giả thuyết nghiên cứu đã được hình thành để đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 - Nghiên cứu sơ bộ: Dựa trên thang đo được nghiên cứu xây dựng và phát triển từ quá trình tổng quan tài liệu, tiến hành thảo luận nhóm về các thành phần thang đo và về bảng câu hỏi để hiệu chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện thang đo và bảng khảo sát. Tiếp đó, tiến hành khảo sát sơ bộ trên nhóm mẫu nhỏ để tiếp tục hoàn thiện thang đo và bảng hỏi.
Gia đoạn 2 - Nghiên cứu chính thức: Dựa trên kết quả của nghiên cứu sở bộ, tiến hành khảo sát trên diện rộng và tiến hành các bước phân tích, đánh giá về dữ liệu thu thập được. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu, khuyến nghị một số hàm ý để can thiệp vào hành vi phòng ngừa tăng huyết áp.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.XÂY DỰNG THANG ĐO
3.2.1. Đo lường hành vi phòng ngừa tăng huyết áp
Để đo lường biến số phản ánh hành vi phòng ngừa tăng huyết, đề tài tiến hành hệ thống các hành vi được khuyến cáo giúp phòng ngừa tăng huyết áp. Việc có thực hiện các hành vi dưới đây được xem là có thực hiện hành vi phòng ngừa tăng huyết áp: (i) Ăn nhiều rau, quả; (ii) Giảm ăn chất béo; (iii) Giảm ăn muối (< 5gam/ ngày ~ 1 thìa cà phê); (iv) Vận động thể thao ( > 30 phút/ ngày); (v) Hạn chế uống rượu; (vi) Không hút thuốc lá. Để thang đo có độ tin cậy cao, tác giả có thực hiện khảo sát xin ý kiến các chuyên gia trong các bệnh viện chuyên về tim mạch sau (Danh cách các chuyên gia) :
HỌ TÊN ĐIỆN THOẠI NƠI CÔNG TÁC
BS PHẠM ĐỨC ĐẠT 0913910160 BVND115
BS HUỲNH THỊ THÚY NGA 0983319431 BVND115
BS NGÔ THỊ CẨM HOA 0916272827 BVND115
BS NGUYỄN VĂN KINH 094.2002202 BVND115
PHẠM NGUYÊN BÌNH 0909333538 BVND115
CNĐS: BÙI ĐAN QUẾ 0983000520 BVND115
CNĐD LÊ THỊ OANH 0989378398 BVND115
CNĐD LÊ THỊ VẸN 0784584399 BVND115
CNĐD NGÔ THỊ KIM NGÂN 0378094696 BV ĐKKV Củ Chi
BS PHẠM DUY AN 0984849035 BV ĐKKV Củ Chi
3.2.2. Đo lường ý định phòng ngừa tăng huyết áp
Đểđo lường các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp, đềtài sử dụng thang đo Likert 5 mức (Rất không đồng ý - Không đồng ý - Bình thường - Đồng ý - Rất đồng ý). Những yếu tố cấu thành nên thang đó được phát triển từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan và khung phân tích đề xuất của đề tài. Tổng hợp các thành phần trong thang đo được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp
Thang đo Thành phần Mã hóa
Thái độ
Hành vi phòng ngừa giúp huyết áp duy trì ổn định TD1 Hành vi phòng ngừa làm giảm nguy cơ tăng huyết áp TD2
Hành vi phòng ngừa giúp hạ huyết áp TD3
Tin tưởng vào hiệu quả mang lại từhành vi phòng ngừa TD4
Cảm thấy thích hành vi phòng ngừa TD5 Chuẩn chủ quan Ảnh hưởng từ gia đình CCQ1 Ảnh hưởng từ bạn bè CCQ2 Ảnh hưởng từ đồng nghiệp CCQ3
Ảnh hưởng từcơ quan/ trường học CCQ4
Ảnh hưởng từ cộng đồng nơi sinh sống CCQ5
Ảnh hưởng của chính quyền nơi sinh sống CCQ6
Kiểm soát hành vi
Đủ thời gian để thực hiện hành vi phòng ngừa KS1
Đủ điều kiện kinh tế để thực hiện hành vi phòng ngừa KS2 Đủthông tin để thực hiện hành vi phòng ngừa KS3
3.3.ĐO LƯỜNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết và khung phân tích, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Hanhviphongngua = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + ε
Các biến số trong mô hình nghiên cứu được mô tả cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Biến sốtrong mô hình nghiên cứu Biến số Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng dấu Cơ sởlý thuyết Hành vi phòng ngừa HANH VI 1: Có phòng ngừa 0: Không phòng ngừa
Thái độ THAI DO Điểm +
Ajzen (1991),Laxmaiah và cộng sự (2015), Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015) Chuẩn chủ quan CHUAN
CHU QUAN Điểm +
Ajzen (1991), Nguyễn Văn Phát và cộng sự (2011)
Kiểm soát
hành vi KIEM SOAT Điểm +
Ajzen (1991), Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2015)
Giới tính GIOI TINH 1: Nam
0: Nữ -
Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007)
Tuổi TUOI Năm + Grossman (1972),
(2007), Laxmaiah và cộng sự (2015) Học vấn THPT THPT 1: Đã tốt nghiệp THPT 0: Trình độkhác + Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007), Laxmaiah và cộng sự (2015) Học vấn
Đại học DAI HOC
1: Đã tốt nghiệp CĐ - ĐH 0: Trình độ khác + Grossman (1972), Dennison và cộng sự (2007), Laxmaiah và cộng sự (2015)
Dân tộc DAN TOC 1: Kinh
0: Dân tộc khác + Grossman (1972)
Thu nhập THU NHAP Triệu đồng/ tháng + Grossman (1972)
Nguồn: Đề xuất của tác giả
3.4.DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Mẫu nghiên cứu 3.4.1. Mẫu nghiên cứu
3.4.1.1. Quy mô mẫu nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic với dữ liệu thu thập tại một thời điểm. Do đó Tabachnick & Fidell (2007) trong trường hợp này quy mô mẫu nên ít nhất là : n = 50 + 8k, với k là biến số độc lập của mô hình.
Như vậy quy mô mẫu trong luận văn này cần đạt ít nhất là : n = 50 + 8k = 50 + (8x9) = 122
Số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài dự định dùng để phân tích là 150 hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về cỡ mẫu nêu trên.
3.4.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, hay còn gọi là phi ngẫu nhiên. Các đối tượng được chọn một theo phương pháp thuận tiện để thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu.
3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4.2.1. Dữ liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thu thập các thông tin nhằm hoàn chỉnh thang đo và bảng câu hỏi. Tổng cộng có 10 đáp viên tham gia thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bảng câu hỏi.
Bên cạnh thảo luận nhóm, đề tài sử dụng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước thu thập thông tin để đo lường các yếu tố của ý định phòng ngừa tăng huyết áp, hành vi phòng ngừa tăng huyết áp và các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội của người tham gia nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại Bệnh viện Nhân dân 115.
3.4.2.2. Dữ liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các báo cáo của ngành y tế trong giai đoạn 2015 – 2017 để thu thập các thông tin về tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam trong những năm gần đây đểcó được cái nhìn tổng quan về thực trạng tăng huyết áp.
3.5.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Đềtài sử dụng phương pháp thống kê mô tả gồm các chỉ số thống kê cơ bản như min, max, trung bình, độ lệch chuẩn… của mẫu nghiên cứu thu thập được để đánh giá sơ bộ về mẫu nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cơ bản của đối tượng tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó đềtài sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố hình thành nên ý định phòng ngừa tăng huyết áp, phương pháp hồi quy Binary Logisticđể xác định ảnh hưởng của các yếu
tố của ý định phòng ngừa đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Các bước tiến hành được mô tả sơ bộ theo Đinh Phi Hổ (2017) như sau:
Bước 1: Kiểm định chất lượng thang đo ý định phòng ngừa tăng huyết áp Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo. Thang đo có chất lượng tốt khi Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3.
Bước 2:Phân tích nhân tốkhám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) Để EFA đảm bảo độ tin cậy, các kiểm định chính sau cần được tiến hành: (i) Kiểm định tính thích hợp của EFA
Sử dụng hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi hệ số KMO thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế
(ii) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa Sig của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,5 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
(iii) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Sử dụng phương sai trích (% Cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Bước 3: Hồi quy Binary Logistic
Phương pháp hồi quy Binary Logistic dùng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố của ý định phòng ngừa đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp. Hồi quy Logistic được sử dụng là bởi theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), phương pháp này sử dụng biến phụ thuộc ở dạng nhịphân đểước lượng xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được, cụ thể trong trường hợp này là người tham gia nghiên cứu có hành vi phòng ngừa tăng huyết áp hay không. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhịphân thì không thểphân tích với dạng hồi quy thông thường vì làm như vậy sẽ xâm phạm các giả định, điển hình là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì sẽ không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó sẽ là phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực của các kiểm định thống kê trong phép hồi quy thông thường. Một khó khăn khác khi dùng hồi quy tuyến tính là giá trị dự đoán của biến phụ thuộc không thể được diễn dịch như xác suất (giá trị ước lượng của biến phụ thuộc trong hồi quy Binary Logistic phải rơi vào khoảng (0; 1).
Hồi quy Logistic là một kỹ thuật phân tích hồi qui trong đó biến số phụ thuộc (Y) là một biến số nhị phân (dichotomous – binary variable), theo đó Y thường được mã hoá là 1 và 0 (Y = 1, phòng ngừa; Y = 0, không phòng ngừa). Biến số độc lập trong hồi quy Logistic có thể là biến số rời hoặc liên tục, biến số đơn hoặc đa biến số.
Phương trình hồi qui tuyến tính:
/ 0 1 y x X Trong đó: / y x
là số trung bình của tiểu dân số Y ở 1 X biết trước
0
là hằng số chỉ nơi đường hồi qui cắt trục Y, và ước lượng giá trị trung
bình của Y khi X = 0 1
là số ước lượng độ dốc, cho biết sự thay đổi trung
bình của Y đi kèm với 1 sự thay đổi ở x.
0 1
Khi Y là biến số nhị phân, phương trình trên không sử dụng được vì giá trị mong đợi (số trung bình) của Y là xác suất để Y = 1 với giới hạn biến thiên là từ 0 đến 1.
Nếu đặt p = P(Y=1) thì tỉ số (p/1–p) có thể biến thiên trong khoảng 0 đến
. Ngoài ra, logarithm tự nhiên (ln) của p/(1-p) có thể biến thiên trong khoảng
đến . Như vậy: Ln 1 p p = 0 1X (a)
(a) được gọi là mô hình hồi qui logistic vì sự chuyển dạng của y x/ (hoặc p) thành ln [p/(1–p)] được gọi là sự chuyển dạng logit (logit transformation).
(a) cũng được trình bày như sau:
p = 0 1 0 1 exp( ) 1 exp( ) X X
exp: nghịch đảo của ln
3.6.TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã lược khảo, mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố ý định hành vi và các đặc điểm gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập ảnh hưởng đến hành vi phòng ngừa tăng huyết áp đã được đề xuất. Chương 3 đã trình bày cách thức đo lường và thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích. Phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy Logistic cũng đã được giới thiệu để vận dụng vào việc phân tích dữ liệu của đềtài.