Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 76 - 77)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Mục tiêu:

Xác định đúng đối tƣợng cần đƣợc thanh tra; Giảm tải thời gian và chi phí

kiểm tra, thanh tra cho cơ quan Thuếcũng nhƣ thời gian và các chi phí tuân thủ cho

DN.

Đảm bảo sự công bằng của hệ thống thuế và hƣớng đến hành vi tuân thủ

trong tƣơng lai của DN ngày càng tích cực hơn, đặc biệt là thay đổi tinh thần thuế

của DN.

Các khuyến nghị:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra,

thanh tra

Cần đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin vềDN đểphân tích thông tin, đánh giá rủi ro xác định đúng đối tƣợng cần thanh tra, kiểm tra tránh phiền hà cho các DN chấp hành tốt pháp luật thuế. Xác xuất của sự trót lọt trong việc không tuân thủ là yếu tố quan trọng nhất khiến cho tình trạng không tuân thủ luật thuế ngày càng gia tăng. Đánh giá độ rủi ro về thuế

của DN có thể dựa trên một số tiêu thức sau:

Thứ nhất là tiểu sử tuân thủ thuế của DN : Phân tích tiểu sử tuân thủ thuếđể xác định DN có rủi ro về thuế. Những DN có tiểu sử tuân thủ kém sẽ có thểlà đối

tƣợng thanh tra. Căn cứ này có thể mang lại kết quả ngăn cản hành vi không tuân

thủbởi khi DN biết trốn thuế sẽ bị thanh tra liên tục, DN sẽ điều chỉnh hành vi của

mình.

Thứ hai là tiêu thức ngành: Lấy một nhóm DN tuân thủ tốt trong cùng ngành, cùng quy mô, cùng loại hình DN làm mẫu, phân tích sự khác biệt giữa các bản khai thuế của một DN so với mức trung bình của nhóm DN lấy làm mẫu và xác

định DN đó có phải là đối tƣợng của thanh tra hay không.

phân tích, xử lý tài liệu liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của từng DN, xác định từng nội dung liên quan đến việc chấp hành pháp luật thuế có khảnăng rủi ro nhƣ : rủi ro kê khai thuế, rủi ro không nộp số thuế theo kê khai, rủi ro hoàn thuế GTGT

để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất từng loại rủi ro quản lý thuế. Trong đó đặc biệt chú ý loại rủi ro cơ bản của quản lý thuế

là rủi ro kê khai thuế thấp hơn quy định của các luật thuế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN có hiện tượng chuyển giá

Cục thuế Đồng Tháp nên thành lập bộ phận thanh tra chuyên trách về chống

chuyển giá, bộ phận này gồm những cán bộ có năng lực về nghiệp vụ, trình độ kế

toán và kiểm toán quốc tế, có khả năng ngoại ngữ tin học, làm việc cố định không thay đổi, không luân chuyển để đảm bảo tính chuyên sâu nghề nghiệp. Tiến hành tổ chức và triển khai các chuyên đề thanh tra chuyển giá cho cán bộ chuyên trách,

thƣờng xuyên cử cán bộ đi học tập, tham gia các hội thảo trong và ngoài nƣớc để

học hỏi kinh nghiệm về chống chuyển giá.

Tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra đốivới các DN hoạt động trong các ngành nghề có độ rủiro thuế cao

Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra thuế đối với các DN hoạt động trong các

ngành chế biến nông sản và thủy hải sản. Đây là những ngành có đặc điểm sử dụng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc khai thác, không có hóa đơn chứng từ. Một thực

trạng đã diễn ra tƣơng đối phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua

là các DN này thƣờng sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để hợp thức hoá các nguồn

nguyên liệu gây thất thu NSNN rất lớn và tác động đến tinh thần tuân thủ thuế của các DN khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)