4. Dự kiến kết cấu luận văn
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội
Trƣớc tình hình vi phạm gian lận hoá đơn, trốn thuế nhức nhối, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, trong đó đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử.
Ngày 18/10/2016, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 65034/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện hoá đơn điện tử, chống các hành vi vi phạm hoá đơn (gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, lợi dụng sự thông thoáng của chính sách, một số doanh nghiệp đã gian lận hoá đơn nhằm trục lợi bất chính, nhƣ: trốn thuế, gian lận thuế, thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hoá đơn bất hợp pháp… Điều này đã gây thất thu ngân sách, tạo sự bất bình đẳng và bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp.
Điển hình nhƣ, vào tháng 8/2016, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã triệt phá thành công đƣờng dây buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị xuất hóa đơn lên đến khoảng 780 tỷ đồng. Hành vi sai phạm này đƣợc xác định gây thiệt hại cho Nhà nƣớc 78 tỷ đồng tiền thuế GTGT.
Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 3 bị can chính của vụ án, gồm Hoàng Lệ Hằng (45 tuổi), Vũ Kim Oanh (60 tuổi), Nguyễn Anh Tuấn (48 tuổi) đều trú tại Hà Nội. Các đối tƣợng này đã có hành vi in ấn, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp NSNN… nhằm trục lợi rất lớn.
Trƣớc tình hình đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, ngăn chặn hành vi gian lận, mua bán hoá đơn bất hợp pháp.
Cụ thể, thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn nhằm nghiên cứu các hành vi vi phạm và giải pháp quản lý; tăng cƣờng kiểm soát phát hiện sớm vi phạm, siết chặt quy trình xử lý hóa đơn…
Công tác thanh tra, kiểm tra, ứng dụng “đối chiếu chéo hoá đơn”, sàng lọc, kiểm tra chéo dữ liệu doanh nghiệp… đƣợc đẩy mạnh cùng với kiểm soát hoá đơn của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh. Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động, hoặc chuyển địa chỉ kinh doanh, thành lập công ty “ma”… nhằm mua bán hoá đơn bất chính…
Nhờ đó, cơ quan thuế đã phát hiện và thông tin cảnh báo đến khoảng 23.000 nghìn lƣợt doanh nghiệp với hàng trăm nghìn số hóa hơn đƣợc xác định là có dấu hiệu bất hợp pháp. Trong đó, có nhiều vụ mua bán hoá đơn bị xử lý nhƣ: vụ Nguyễn Trƣờng cầm đầu đã thành lập 16 doanh nghiệp, vụ Lê Văn La và Nguyễn Thị Dậu thành lập 8 công ty để mua bán hóa đơn trái phép, vụ CTCP công nghệ Việt Hoá (do Nguyễn Văn Cử làm chủ) ở Hoàng Mai bị khởi tố vì sử dụng 51 số hoá đơn trái phép…
Với định hƣớng đổi mới, cải cách ngành thuế, thời gian qua, Cục Thuế TP Hà Nội đẩy mạnh việc sử dụng hoá đơn điện tử để thay thế cho hoá đơn giấy. Đây là phƣơng thức tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời sử dụng nhƣ: giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lƣu trữ… chỉ bằng 1/3 chi phí dùng hoá đơn giấy. Hoá đơn điện tử cũng giúp các doanh nghiệp thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh, và hỗ trợ việc quản lý thuế chặt chẽ hơn.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang
Mặc dù Cục Thuế tỉnh An Giang rất chú trọng công tác quản lý hóa đơn, nhƣng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh có nhiều DN mới đƣợc thành lập để kinh doanh khai thác cát sỏi có đại diện pháp lý không phải ngƣời ở địa phƣơng, không có kho bãi, phƣơng tiện, trụ sở thuê mƣớn. Chứng từ đầu vào của các DN này chủ yếu là của DN ngoại tỉnh kể cả Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai; nguồn gốc hàng hóa xuất xứ bất thƣờng, trong khi An Giang cũng có mỏ cát trên sông lớn. Chỉ tính riêng
năm 2017, qua kiểm tra hồ sơ DN tại trụ sở, cơ quan thuế đã sàng lọc đƣợc 189 hồ sơ có dấu hiệu rủi ro cao. Tiếp tục kiểm tra 110 trƣờng hợp tại trụ sở DN, cơ quan thuế đã phát hiện 49 DN có vi phạm về hóa đơn, trong đó sai phạm phổ biến là DN sử dụng hóa đơn có chênh lệch về giá trị hàng hóa. Cụ thể là, sản lƣợng khai thác rất hạn chế, nhƣng sản lƣợng bán ra lại rất lớn, nhằm hợp thức hóa sản lƣợng cát đã khai thác vƣợt định mức. Một số DN có giấy phép đăng ký kinh doanh nhƣng không có trụ sở làm việc, không đăng ký kê khai nộp thuế; tự ý sửa thông báo của cơ quan thuế về việc không đủ điều kiện sử dụng hóa đơn đặt in thành đủ điều kiện để in và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Không ít DN sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa dịch vụ, nhƣng không kê khai nộp thuế. Không chỉ có vậy, các DN mua bán hóa đơn còn liên kết dƣới hình thức bên bán có kê khai thuế, có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và có thực hiện thanh toán qua ngân hàng trƣớc khi bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa cho bên mua đƣợc khấu trừ thuế GTGT và đƣợc tính vào chi phí hợp lý. Cá biệt, có một số DN sử dụng cả hóa đơn hết giá trị sử dụng hoặc chƣa có thông báo phát hành sử dụng.
Theo đánh giá của Cục Thuế An Giang, nhờ công tác thu thập, khai thác thông tin, nhận dạng hồ sơ, báo cáo có dấu hiệu rủi ro đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục hàng quý, nên việc nhận diện DN gian lận đƣa vào danh sách kiểm tra là khá chính xác, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tại trụ sở DN đƣợc thực hiện đúng quy trình và có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan nên không xảy ra tình trạng khiếu kiện. Quan trọng hơn là, việc kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm bƣớc đầu đã nâng cao ý thức chấp hành và chấn chỉnh những sai sót của NNT trong việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
Để ngăn chặn có hiệu quả hành vi mua bán hóa đơn trái phép, Cục Thuế An Giang đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý hóa đơn; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng có liên quan, đặc biệt là Công an tỉnh An Giang để có biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu hiệu. Các phòng kiểm tra, đội kiểm tra thuế, bộ phận ấn chỉ của Cục Thuế và các chi cục thuế cần tăng cƣờng kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm về hóa đơn.
Đối với các cơ sở nhận in hóa đơn, Cục Thuế An Giang yêu cầu phải có thông báo của cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn đặt in của DN. Để tránh rủi ro in hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, Cục Thuế đã cảnh báo các DN in hoá đơn trƣớc khi nhận in cần thu thập kỹ thông tin về tổ chức, DN đặt in hóa đơn thông qua website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn để biết trạng thái mã số thuế còn hoạt động hay đã bị đóng mã. Đồng thời thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn theo địa chỉ http://tracuuhoadon.tct.vn để biết đƣợc các lần đơn vị đặt in hóa đơn.
Cục Thuế An Giang cho rằng, các đối tƣợng mua bán hóa đơn đã lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục thành lập DN mới để tiến hành in, phát hành và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Do đó, đề nghị cơ quan cấp phép thành lập DN có biện pháp nhận diện và xử lý các đối tƣợng rủi ro ngay từ khâu đăng ký thành lập DN. Đồng thời, Cục Thuế kiến nghị Tổng cục Thuế cho phép chỉ bán hóa đơn với số lƣợng bán 1 tờ/lần đối với các DN mới thành lập hoạt động trong các lĩnh vực rủi ro cao về thuế, nhằm hạn chế tình trạng gian lận. Tổng cục Thuế cũng cần xây dựng các ứng dụng tự động rà soát DN theo định kỳ, dựa theo các tiêu chí rủi ro, trên cơ sở đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra thực tế, lập danh sách DN đƣa vào diện mua hóa đơn của cơ quan thuế, hoặc thực hiện hóa đơn điện tử có mã xác thực, từ đó từng bƣớc đẩy lùi việc buôn bán hóa đơn bất hợp pháp.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Một là, cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong công tác quản lý hóa đơn: các bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện phối hợp thực hiện kiểm tra thuế kết hợp kiểm tra quản lý, sử dụng hóa đơn tại trụ sở NNT.
Hai là, kiểm tra, giám sát chặt chẽ kê khai thuế và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mới đăng ký, mới thông báo phát hành hóa đơn. Nếu trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn nhƣng báo cáo không sử dụng hoặc có sử dụng nhƣng có dấu hiệu bất thƣờng (doanh thu cao bất thƣờng so với quy mô, xóa nhiều số hóa đơn…) thì tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp.
Ba là, thƣờng xuyên rà soát, phân tính đánh giá tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn và kiểm tra thực tế tại trụ sở NNT; lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy định của Tổng cục Thuế, Cục Thuế; báo cáo phải đảm bảo đúng, đầy đủ mẫu biểu và kịp thời, đồng thời phản ánh kết quả triển khai các biện pháp kiểm tra quản lý, sử dụng hóa đơn tại trụ sở NNT.”
Tóm lại, chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ cơ sở lý luận của quản lý rủi ro hóa đơn. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro hóa đơn có những đặc điểm riêng, khác với các khâu khác trong quy trình quản lý thuế. Quản lý rủi ro là một phƣơng pháp quản lý quan trọng trong quản lý hóa đơn, giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí quản lý, tăng khả năng phát hiện đúng đối tƣợng nộp thuế có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro hóa đơn đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhƣ: cơ sở dữ liệu về DN cần đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin đạt ở mức cao, và phải có một đội ngũ cán bộ quản lý hóa đơn có kỹ năng phân tích giàu kinh nghiệm.
Trong quá trình cải cách và hiện đại hóa quy trình quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay, việc chú trọng nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn là một nội dung hết sức quan trọng. Trong chƣơng này, luận văn đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về hóa đơn theo các tiêu chí động và tĩnh. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro hóa đơn cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để quản lý hóa đơn ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao đƣợc vị thế ảnh hƣởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung.
Ngoài ra, lƣợc khảo các công trình đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro hóa đơn là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, đến nay có khá
nhiều công trình đề cập đến rủi ro trong quản lý thuế ở phạm vi địa phƣơng và ở phạm vi toàn ngành Thuế. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bởi vậy, đề tài Luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Luận văn sẽ kế thừa những vấn đề lý luận, ƣu điểm đã đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu trƣớc đó, khai thác các vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu, đồng thời sẽ đi theo hƣớng riêng, hƣớng mới với những phân tích, lý luận chặt chẽ để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, có tính kế thừa, liên kết và đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. Đồng thời, việc tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động, quản lý hóa đơn từ các nƣớc tiên tiến và một số địa phƣơng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1.1. Sự ra đời và phát triển 2.1.1. Sự ra đời và phát triển
- Tên cơ quan: Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
- Địa chỉ: Số 93 Nguyễn Huệ, phƣờng 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Website: http://dongthap.gdt.gov.vn
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đất nƣớc thống nhất. Ngành tài chính Đồng Tháp đƣợc thành lập và các bộ phận trực thuộc nhƣ: Chi cục Thuế Công thƣơng nghiệp, Ban thuế nông nghiệp, Phòng Thu quốc doanh đƣợc hình thành.
Vào đầu những năm 1990, trong không khí cả nƣớc ta bƣớc vào công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VI. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới, ngày 07/8/1990 Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Nghị định số 281-HĐBT thành lập hệ thống Thuế Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài Chính. Kể từ đó, ngành Thuế hoạt động với một bộ máy tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế công thƣơng nghiệp và Vụ Thuế nông nghiệp ở Trung ƣơng là Tổng Cục thuế, ở địa phƣơng là các Cục thuế.
Với bộ máy tổ chức mới ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, hệ thống thuế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới. Số thu từ thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.
Thực hiện Quyết định số 314-TC/QĐ –TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Đồng Tháp trên cơ sở sáp nhập Chi cục thuế Công thƣơng nghiệp; Ban thuế nông nghiệp và Phòng Thu quốc doanh thuộc công ty Tài chính. Tháng 10/1990 cùng với hệ thống thuế cả nƣớc, ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp và thuế nông nghiệp. Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp nằm trong hệ thống thu thuế nhà nƣớc trực thuộc Tổng Cục Thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp.
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Hiện nay, tổng số CBCC tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là 528 ngƣời, trong đó, 474 CBCC và 54 cán bộ hợp đồng lao động giúp việc cho 39 ngƣời lãnh đạo đơn vị (gồm có 01 Cục trƣởng và 03 Phó Cục trƣởng, 12 Chi cục trƣởng và 23 Phó Chi cục trƣởng). Cơ cấu tổ chức hiện nay có 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp