Nhóm giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 71 - 72)

4. Dự kiến kết cấu luận văn

3.3.3. Nhóm giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp

Để việc quản lý rủi ro hóa đơn có hiệu quả rất cần phải có sự hợp tác từ phía DN với CQT. Cụ thể nhƣ sau:

- DN cần kê khai hồ sơ, sổ sách, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trung thực, khách quan đối với cơ quan thuế để việc phân tích rủi ro đƣợc chính xác. DN cần thực hiện tốt các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nguồn thông tin thay đổi phải đƣợc cung cấp cho CQT chính xác và kịp thời.

- DN nên áp dụng phần mềm kế toán thuận tiện, tƣơng thích với một số ứng dụng của CQT để vừa đảm bảo việc nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho CQT khi thanh tra, kiểm tra hóa đơn thuế, giúp CBTT khai thác, đồng bộ, lƣu trữ số liệu một cách nhanh nhất. Khuyến khích toàn bộ các DN thực hiện kê khai thuế qua mạng để giảm thời gian và chi phí cho DN cũng nhƣ CQT, đồng thời CQT cũng thuận tiện trong việc lƣu trữ và sử dụng dữ liệu kê khai để phân tích rủi ro về thuế theo định kỳ.

- DN cần có thái độ tích cực hợp tác với CQT trong trƣờng hợp có thanh tra, kiểm tra hóa đơn nhƣ: cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ cần thiết cho Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc có thể dẫn đoàn thanh tra, kiểm tra đến khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh. DN có thể đề xuất những ý kiến với Nhà nƣớc thông qua đoàn thanh tra, kiểm tra trong những trƣờng hợp cần thiết.

- DN cần chủ động, tích cực tìm hiểu, nắm bắt các chính sách, quy định của Nhà nƣớc về thuế, nhất là các thay đổi qua từng thời kỳ, đồng thời nên chủ động trong việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, có ý thức, trách nhiệm xây dựng xã hội, đất nƣớc thông qua nghĩa vụ thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)