GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 34)

4. Dự kiến kết cấu luận văn

2.1.GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1.1. Sự ra đời và phát triển

- Tên cơ quan: Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp

- Địa chỉ: Số 93 Nguyễn Huệ, phƣờng 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Website: http://dongthap.gdt.gov.vn

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đất nƣớc thống nhất. Ngành tài chính Đồng Tháp đƣợc thành lập và các bộ phận trực thuộc nhƣ: Chi cục Thuế Công thƣơng nghiệp, Ban thuế nông nghiệp, Phòng Thu quốc doanh đƣợc hình thành.

Vào đầu những năm 1990, trong không khí cả nƣớc ta bƣớc vào công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VI. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới, ngày 07/8/1990 Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Nghị định số 281-HĐBT thành lập hệ thống Thuế Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài Chính. Kể từ đó, ngành Thuế hoạt động với một bộ máy tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế công thƣơng nghiệp và Vụ Thuế nông nghiệp ở Trung ƣơng là Tổng Cục thuế, ở địa phƣơng là các Cục thuế.

Với bộ máy tổ chức mới ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, hệ thống thuế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới. Số thu từ thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.

Thực hiện Quyết định số 314-TC/QĐ –TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Đồng Tháp trên cơ sở sáp nhập Chi cục thuế Công thƣơng nghiệp; Ban thuế nông nghiệp và Phòng Thu quốc doanh thuộc công ty Tài chính. Tháng 10/1990 cùng với hệ thống thuế cả nƣớc, ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp và thuế nông nghiệp. Cục Thuế tỉnh

Đồng Tháp nằm trong hệ thống thu thuế nhà nƣớc trực thuộc Tổng Cục Thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp.

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Hiện nay, tổng số CBCC tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là 528 ngƣời, trong đó, 474 CBCC và 54 cán bộ hợp đồng lao động giúp việc cho 39 ngƣời lãnh đạo đơn vị (gồm có 01 Cục trƣởng và 03 Phó Cục trƣởng, 12 Chi cục trƣởng và 23 Phó Chi cục trƣởng). Cơ cấu tổ chức hiện nay có 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp TỔNG CỤC THUẾ

VĂN PHÕNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

CÁC CHI CỤC THUẾ HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ Phòng Tổ chức cán bộ Văn phòng Cục Thuế Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế Phòng Kê khai và kế toán thuế Phòng Thanh tra - Kiểm tra 1 Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2 Phòng Công nghệ thông tin Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

2.1.2. Kết quả thu ng n sách giai đoạn 2013-2018

Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT Năm Dự toán Thực hiện % so với dự

toán % so với năm trƣớc 1 2013 3.607.000 3.254.740 90,23 100,87 2 2014 3.290.000 3.008.746 91,45 92,44 3 2015 2.845.000 3.669.573 128,98 121,96 4 2016 5.200.000 6.187.074 118,98 168,60 5 2017 6.480.000 6.720.100 103,71 108,62 6 2018 6.585.000 6.907.719 104,90 102,79 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Qua Bảng 2.1, kết quả thu NSNN trong những năm gần đây đều tăng so với cùng kỳ và hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách (năm 2015 vƣợt 28,98%, năm 2016 vƣợt 18,98%, năm 2017 vƣợt 3,71%, năm 2018 vƣợt 4,90%), thể hiện sự nỗ lực quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác thu ngân sách..., vì lẽ đó, công tác thuế hàng năm của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác thu trong 2 năm 2013-2014 chƣa hoàn thành mức dự toán của Bộ Tài Chính. Tổng số thực hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2013 so với dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 90,23%. Yếu tố làm giảm thu trong năm 2013 là do tiếp tục thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về việc một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doang, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu. Tổng số thực hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2014 so với dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 91,45%. Yếu tố làm giảm thu trong năm 2014 là do chính sách thuế thay đổi chuyển một số mặt hàng từ chịu thuế sang không chịu thuế, không kê khai tính thuế.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018

2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn

Nhìn chung, từ khi triển khai thực hiện quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, Cục Thuế Đồng Tháp đã chú trọng công tác phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tƣợng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời, căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tƣợng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với NNT.

Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế với nhiều hình thức phong phú đa dạng, nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu giúp ngƣời dân hiểu về ý nghĩa của việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phƣơng pháp kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế.

Đối với quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn số 2989/CT-HCTV-AC ngày 21/12/2017 tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thực hiện nội dung Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Ngoài ra, Cục trƣởng Cục Thuế đã chủ động ban hành Quyết định số 1129/QĐ-CT ngày 27/12/2017 về việc thành lập bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý hóa đơn, cảnh báo và hƣớng dẫn xử lý các trƣờng hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Những cải cách đó đã đem lại lợi ích cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế, nhƣ: đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi kinh doanh với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật; giúp cho công tác quản lý không bị dàn trải, giảm bớt áp

lực về khối lƣợng công việc thông qua việc xác định đối tƣợng có rủi ro cao, ƣu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tƣợng này; giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ thuế trong quá trình quản lý hóa đơn…

Nhờ đó, trên địa bàn Đồng Tháp, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trực thuộc, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả. Áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện và kiểm soát trƣớc đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật về hóa đơn; tạo lập môi trƣờng tuân thủ, tăng cƣờng sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phƣơng.

2.2.2. Thực trạng x y dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn

Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1 của luận văn, cơ sở dữ liệu về DN là nền tảng không thể thiếu để áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, Tổng cục Thuế đã từng bƣớc xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tập trung về DN sử dụng chung cho toàn ngành, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, đánh giá để lựa chọn đối tƣợng quản lý, giảm bớt tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan gây khó khăn cho DN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đƣợc Tổng cục Thuế triển khai đào tạo, tập huấn nghiệp vụ xử lý ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung và sử dụng chính thức vào ngày 16/11/2015. Để thống nhất trong việc thực hiện và khai thác tốt ứng dụng, Cục Thuế đã phân công trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong việc xử lý dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế tập trung tại Công văn số 1925/CT-KK&KTT ngày 09/12/2015 về việc phân công nhiệm vụ nhập dữ liệu trên hệ thống QLT tập trung (TMS).

Cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng theo hƣớng tập trung, đầy đủ, chính xác, thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Ngành Thuế đã nâng cấp và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn ngành; hoàn thành việc phân tích, thiết kế các chức năng quản lý thuế để thực hiện dự án nâng cấp kiến trúc hệ thống ứng dụng hiện hành từ

phân tán lên mô hình tập trung. Để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, ngoài các thông tin thu thập từ hồ sơ khai thuế của DN, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc thu thập thông tin từ bên thứ 3 thông qua việc triển khai thực hiện cơ chế trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: Hải quan, Công an, Công thƣơng, Kế hoạch đầu tƣ, Tài nguyên và môi trƣờng… Mặc dù vậy, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về DN vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là:

Thứ nhất, thông tin thu thập còn chƣa thực sự đáng tin cậy, do vậy, việc xác định đối tƣợng, phạm vi và trọng tâm thanh tra, kiểm tra hóa đơn bị giảm tính chính xác. Điều này thể hiện ở kết quả khảo sát của tác giả luận văn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.

Nguồn: Tác giả khảo sát

Biểu đồ 2.1 cho thấy, 52,7% số cán bộ thuế đƣợc hỏi cho rằng có sự sai lệch thông tin về nhân thân chủ doanh nghiệp, vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và các thông tin khác để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Điều này cho thấy cần phải xem lại chất lƣợng phân tích rủi ro tại bàn của các đoàn thanh tra, kiểm tra thời gian qua là chƣa tốt.

Thứ hai, hệ thống thông tin về DN còn chƣa đầy đủ, chƣa hoàn thiện, chƣa cập nhật. Các thông tin đầy đủ chủ yếu là lịch sử chấp hành pháp luật thuế của DN. Thông tin về mối quan hệ hay các giao dịch có liên quan đến đối tác kinh doanh của DN còn rất ít. Thông tin từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng còn rất nghèo nàn. Mặc khác, mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp đƣợc một số thông tin cơ bản theo từng doanh nghiệp, chƣa tích hợp đƣợc các thông tin của bên liên kết với DN trên hệ thống tin học ngành thuế. Do hạn chế về trình độ máy tính của CBT và do chƣa ý thức hết đƣợc vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về DN nên có tình trạng thông tin dữ liệu không đƣợc cập nhật đầy đủ và thƣờng xuyên vào hệ thống khi có sự thay đổi từ phía DN nên thiếu thông tin để khai thác khi cần thiết.

Thứ ba, mức độ sai lệch thông tin về doanh nghiệp (vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính) là khá lớn. Khi thực tế thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN tiếp cận hồ sơ tại DN so với tài liệu lƣu trữ tại cơ quan thuế cho thấy sự khác biệt thông tin là thƣờng xuyên xảy ra và có mức độ sai lệch đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy (biểu đồ 2.1), có 7/207 ngƣời đƣợc hỏi (3,4%) cho là có sự sai lệch thông tin lớn, 109/207 ngƣời (52,7%) cho là có sai lệch, 88/207 ngƣời (42,5%) cho là có sai lệch nhỏ và chỉ 1,4% cho là không có sai lệch. Kết quả khảo sát này cho thấy, cần thiết phải có sự thay đổi phƣơng pháp, cách thức thu thập thông tin về NNT để đảm bảo dữ liệu, thông tin đƣợc đầy đủ, chính xác hơn. Độ tin cậy của thông tin cung cấp cho thanh tra, kiểm tra hóa đơn chƣa cao: Trên thực tế, việc lựa chọn DN quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc thực hiện qua việc phân tích thông tin về DN đã đăng ký và các thông tin liên quan khác. Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thông tin liên quan khác mà CQT có, độ tin cậy của những thông tin này đƣợc đảm bảo đến đâu, từ nguồn nào, chính thức hay không chính thức. Hiệu quả và độ chính xác của việc phân tích thông tin này vẫn chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của các CBT.

2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

Để thực hiện quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế đã thực hiện nhƣ sau: Trên cơ sở dữ liệu đã tập hợp đƣợc về DN và hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế theo Quy trình kiểm tra hóa đơn (ban hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT ngày 28/07/2015) và Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá ngƣời nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn (ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017) , Cục Thuế đã tổ chức đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo hóa đơn của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện thu thập, khai thác và phân tích các thông tin từ các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Nhận dạng, phát hiện các hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn về tạo, in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn để chuyển cho bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn (Phòng kiểm tra thuế/Đội kiểm tra thuế).

Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn thực hiện sử dụng dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin khác (nếu có) về doanh nghiệp để đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo do bộ phận quản lý ấn chỉ chuyển sang. Qua đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác kiểm tra.

Đối với các doanh nghiệp có rủi ro thuộc tiết đ, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 11 Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế chuyển hồ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 34)