Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 73 - 81)

4. Dự kiến kết cấu luận văn

3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

3.4.2.1. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp

UBND tỉnh cần tăng cƣờng chỉ đạo cấp ủy chính quyền các huyện, thị xã, thành phố tăng cƣờng phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác thu thuế, coi công tác quản lý thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả thu NSNN.”

Chỉ đạo các ban ngành tại địa phƣơng phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan Thuế trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện đƣa vào quản lý kịp thời các nguồn thu mới phát sinh.”

UBND tỉnh Đồng Tháp cần có sự quan tâm hơn nữa tới các hoạt động của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp và Chi cục thuế các huyện, hỗ trợ trong các công tác

tuyên truyền vận động, liên kết và hỗ trợ liên kết của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp với các cơ quan chức năng, Sở ban ngành.”

3.4.2.2. Đối với Bộ Tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp xác định các tiêu chí phân loại rủi ro hiện đang sử dụng, cụ thể đối với các tiêu chí định lƣợng nên mở rộng mức độ so sánh. Ngoài việc so sánh trong năm phân tích, thì nên so sánh với các năm trƣớc. Việc so sánh theo thời gian sẽ thấy rõ tình hình biến động của các tiêu chí nghiên cứu. Qua đó có sự đánh giá có hệ thống về tình hình sản xuất, kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra hóa đơn đối với ngƣời nộp thuế. Ngoài ra, cần xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm riêng theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề để việc so sánh có tính tƣơng đồng giữa các DN có cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực, bởi lẽ nếu lấy một chuẩn chung để so sánh, đánh giá, lựa chọn đối tƣợng quản lý thì không phản ánh đúng bản chất của tiêu chí lựa chọn do sự khác biệt về đặc điểm sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ví dụ: Đối với các DN xuất khẩu thì tỷ lệ thuế GTGT phải nộp trên doanh thu sẽ khác với các DN sản xuất kinh doanh nội địa. Thêm vào đó, việc sử dụng chuẩn chung để so sánh còn phải tính đến sự biến động theo quy mô kinh doanh của ngƣời nộp thuế (tức là cần phải xác định một bộ tiêu chí chung theo quy mô) vì quy mô kinh doanh cũng có tác động không nhỏ đến các chỉ số nghiên cứu.

3.4.2.3. Tổng cục Thuế

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đầy đủ, chính xác, làm nền tảng để triển khai có hiệu quả các phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Hệ thống dữ liệu tập trung cần phải đƣợc liên tục cập nhật, bổ sung về tình hình chấp hành pháp luật thuế của DN. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển các ứng dụng tin học, tạo điều kiện cho CBT có thể khai thác thông tin về DN một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

- Các ứng dụng tin học hỗ trợ cần xây dựng theo kiến trúc tin học dạng mở; tức hệ thống tin học cung cấp cơ sở dữ liệu tích hợp và các ứng dụng cơ bản làm

công cụ tính toán và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng hỗ trợ đều đƣợc xây dựng dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN là một vấn đề khá mới mẻ ở Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Tuy vậy, làm tốt công tác áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý thuế. Bởi vậy, đề tài luận văn “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Luận văn đã đạt đƣợc các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

Thứ nhất, Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ đƣợc tình hình nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro hóa đơn là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Luận văn đã kế thừa những vấn đề lý luận, ƣu điểm đã đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu trƣớc, khai thác các vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu, đồng thời đã đi theo hƣớng riêng, hƣớng mới với những phân tích, lý giải chặt chẽ mang tính biện chứng cao để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hƣớng khoa học, logic và đạt đƣợc mục tiêu đề ra của Luận văn.

Thứ hai, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro hóa đơn. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro hóa đơn có những đặc điểm riêng. Áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn là một phƣơng pháp rất quan trọng, giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí thanh tra, kiểm tra, tăng khả năng tìm trúng, đúng đối tƣợng nộp thuế có nhiều tiềm ẩn rủi ro, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, chống thất thu thuế, nhằm đảm bảo DN chấp hành tốt pháp luật thuế và vai trò quan trọng nhất là nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro hóa đơn đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Cũng trong nội dung này, Luận văn đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro theo các tiêu chí động và tiêu chí tĩnh. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro hóa đơn cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để quản lý hóa đơn ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao đƣợc vị thế ảnh hƣởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung.

Đồng thời, Luận văn cũng trình bày đƣợc một số kinh nghiệm về quản lý hóa đơn từ các nƣớc tiên tiến, từ các địa phƣơng, rút ra bài học thiết thực để áp dụng cho tỉnh Đồng Tháp là nội dung hết sức có ý nghĩa cho việc đẩy mạnh triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 bằng phƣơng pháp khảo sát thực tế. Trên cơ sở đó, Luận văn đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn thể hiện ở kết quả áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thông qua các tiêu chí kết quả quản lý rủi ro đã nêu ở phần lý luận. Qua đó cho thấy, quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực nhất định nhƣ: số thuế truy thu bình quân một DN qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn tăng qua các năm, giảm số thuế GTGT khấu trừ sai quy định... Kết quả đạt đƣợc của quản lý rủi ro hóa đơn đã phản ánh nỗ lực của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động quản lý hóa đơn, tăng thu cho NSNN và nâng cao ý thức, hành vi tuân thủ của DN, đạt đƣợc những mục tiêu nhất định của quản lý thuế. Bên cạnh những ƣu điểm của áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, Luận văn đã chỉ ra những tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ: kết quả phân tích rủi ro chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế; ngành Thuế chƣa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống nhất về quản lý rủi ro hóa đơn… Đồng thời, Luận văn phân tích rõ các nguyên nhân chính của những tồn tại đó để có hƣớng khắc phục trong thời gian tới.

Thứ tư, Luận văn đã đƣa ra các yêu cầu nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian tới. Từ các yêu cầu đặt ra đối với việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nền tảng để thúc đẩy áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn trong thời gian tới nhƣ: Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế hiện; nâng cao nhận thức cho công chức thuế về sự cần thiết phải áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đối với DN; hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung về DN; phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế; đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức thuế... Đồng

thời, để đảm bảo các giải pháp trên có tính khả thi, tác giả cũng khuyến nghị cần thực hiện các giải pháp điều kiện để tạo môi trƣờng áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp nhƣ: Tăng cƣờng sự phối hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động quản lý hóa đơn; tăng cƣờng trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan thuế, tăng cƣờng thiết lập hệ thống kết nối giữa các cơ quan, tổ chức...

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Quang Thái, 2015. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 10, trang 47-49.

2. Nguyễn Bá Lộc, 2014. Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của Chi cục Thuế Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ. Đại học Thái Nguyên.

3. Nguyễn Duy Thành, 2015. Hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in tại Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Nha Trang.

4. Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2013. Quản lý thuế ở Việt Nam: Hoàn thiện và đổi mới. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thu Thủy, 2010. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro tại Chi cục thuế Cầu Giấy. Luận văn thạc sĩ. Học viện Tài chính.

6. Thu Hằng, 2016. Hà Nội đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử [tạp chí điện tử].<http://thuonggiaonline.vn/ha-noi-day-manh-su-dung-hoa-don-dien-tu-2915.htm >. [Ngày truy cập: 30 tháng 4 năm 2019].

7. Tổng cục Thuế, 2014. Tài liệu bồi dƣỡng nghiệp vụ ngạch Kiểm tra viên thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Trần Huy Trƣờng, 2015. Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Học viện Tài chính.

9. Trung Bảo, 2018. An Giang: Vi phạm về hóa đơn diễn biến phức tạp [tạp chí điện tử].<http://tapchithue.com.vn/cai-cach-va-hien-dai-hoa/13943-an-giang-vi- pham-hoa-don.html>. [Ngày truy cập: 30 tháng 4 năm 2019].

10. Trung Kiên, 2013. Quản lý thuế đối với thƣơng mại điện tử: Kinh nghiệm của Hàn Quốc [tạp chí điện tử].<http://tapchithue.com.vn/dien-dan-nghiep- vu/159-dien-dan-nghiep-vu/3438-kinh-nghiem-quanly-thue-tmdt-han-

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. European Commission, 2006. Risk management guide for tax administrations [pdf] Available at:<https://ec.europa.eu/taxation_customs/sites/taxa tion/files/resources/documents/taxation/tax_cooperation/gen_overview/risk_manage ment_guide_for_tax_administrations_en.pdf> [Accessed 30 April 2019].

2. European Commission, 2010. Compliance risk management guide for tax

administrations[pdf] Available at:<https://ec.europa.eu/taxation_customs/sites/taxa tion/files/resources/documents/common/publications/info_docs/taxation/risk_mana gt_guide_en.pdf> [Accessed 30 April 2019].

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)