Quan sát,đàm thoại, dùng lời II Chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Chu de Truong Mam Non (Trang 33 - 37)

II. Chuẩn bị:

- Tranh chuyện

III. Tiến trình hoạt động:

*Ổn định gây hứng thú : Trò chuyện về Chú Cuội - Cô đọc câu đố : “ Trong như ngọc trắng như ngà Trong lòng lại có cây đa Cuội ngồi”

Đố là gì? ( Mặt trăng)

Cô cho chú Cuội xuất hiện.

Cô cháu cùng trò chuyện với chú Cuội.

*Hoạt động 1: Sự tích “ Chú Cuội Cung Trăng”

Các con có biết vì sao chú Cuội ở trên cung trăng không? Hôm nay cô sẽ kể cho con nghe về sự tích “ Chú Cuội cung trăng” nhé!

Cô kể lần 1.

Tóm nội dung: Câu chuyện nói về chú tiều phu tên Cuội tình cờ thấy được Hổ mẹ lấy lá cây thuốc quý cứu sống các con của mình và chú đã nhổ cây thuốc đó về trồng để cứu người nhưng vợ của chú Cuội đã tưới nước bẫn lên cây và cây đã bay lên trời chú nắm lấy cây không may chú cũng bay lên theo cây về trời và ở trong lòng mặt trăng người ta gọi đó là chú Cuội ngồi gốc cây đa”.

Cô kể lần 2 cho cháu xem tranh minh họa. Cho trẻ thảo luận về nội dung câu chuyện.

- Trẻ chọn nhận vật và kể theo suy nghĩ của mình. - Từng nhóm thể hiện sự sáng tạo của mình. - Nhóm 1: Kể theo dối.

- Nhóm 2: Kể theo tranh (Nhóm sắp xếp )

- Nhóm 3: Tô màu 1 số nhân vật trong câu chuyện. - Cô nhận xét mỗi nhóm.

*Hoạt động 2 : Đàm thoại :

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Nhờ đâu mà Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? ( Cuội tình cờ thấy Hổ mẹ cứu sống con bằng lá cây)

+ Chú Cuội dùng cây thuốc quý đó làm gì? ( cứu người)

+ Cuội cứu được con gái của ai ? ( Cuội cứu được con gái của ông phú hộ và được ông gả con gái cho).

+ Vợ của Cuội vì sao chết và được Cuội dùng ruột của con vật gì để cứu sống ? Khi sống lại vợ Cuội có còn trí nhớ tốt như trước không? (Cháu tham gia trả lời câu hỏi cùng cô)

+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? ( Vợ Cuội tưới nước bẩn cho cây khiến cây bay lên trời Cuội sợ mất cây nên nắm vào rể cây giữ lại nhưng cây thuốc kéo Cuội lên cung trăng luôn).

Con hãy tưởng tượng khi chú Cuội lên cung trăng thì chú Cuội sống như thế nào ? (Cháu trả lời theo sử tưởng tượng của mình).

* Giáo dục: các con phải yêu quý cây xanh ,mỗi khi tưới cây và chăm sóc cây các con phải nhớ rủa tay bằng 6 bước rủa tay nhé.

- Cho trẻ vận động bài “ Chú Cuội ơi!”

*Hoạt động 3 : Trò chơi “Ghép tranh”

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.

1.1 Tình trạng sức khỏe:

……… ……… 1.2 Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:

……… ……… 1.3 Kiến thức, kĩ năng của trẻ:

……… ……… ****************************

Thứ 6 ngày 16 ttháng 9 năm 2016

LĨNH VỰC : PTTMHOẠT ĐỘNG HỌC : Bài hát : Rước đèn dưới ánh trăng HOẠT ĐỘNG HỌC : Bài hát : Rước đèn dưới ánh trăng I. Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết hát đúng ,hát rõ lời bài hát, tên tác giả, biết hưởng ứng nhún nhảy theo giai điệu bài hát. hiểu nội dung bài hát .

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ ,phát triển tai nghe nhạc cho trẻ. rèn khả năng nhanh nhẹn qua trò chơi, trẻ biết gõ đệm theo bài hát.

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. Biết được công lao của người làm ra các đồ dùng gia đình, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn và giáo dục trẻ yêu cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp…

4.Phương pháp:

- Dùng lời thực hành.

II. Chuẩn bị:

- Không gian tổ chức trong lớp.

- Nhạc bài hát ,đồ dùng của trẻ của cô.

III. Tiến trình hoạt động : *Ổn định gây hứng thú :

- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ: + Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh? + Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?

+ Rước đèn vào ngày gì vậy?

* Hoạt động 1 :

- Hôm nay cô cũng có một bài hát nói về ngày hội trung thu đấy các con ạ. - Cô giới thiệu bài hát " Rước đèn dưới ánh trăng " của chú Phạm Tuyên. - Cô hát lần 1:

- Cô hát cho trẻ nghe .

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1 không nhạc.

- Cô vừa hát bài hát gì ?

- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc đệm thể hiện tình cảm.

*Giảng nội dung bài hát .bài hát với giai điệu vui tươi, nói về nhứng bạn nhỏ cùng nhau đi rước đèn dưới trăng.

*Dạy trẻ hát

- Cô cho cả lớp hát 1- 2 lần .cô cú ý sửa sai cho trẻ

- Cho tổ nhóm –Cá nhân hát. cô luôn khen ngợi động viên trẻ. - Đàm thoại về nội dung bài hát:

+ Bài hát nói về hình ảnh gì vậy?

+ Các bạn biết gì về hình ảnh "phá cỗ linh đình"? + vành trăng trong bài hát được mô tả thế nào?

* Hoạt động 2 :

- Cô giới thiệu TCAN " Tiếng hát ở đâu "

- Giải thích cách chơi: đội mũ chóp kín cho 1 trẻ, gọi một trẻ hát để trẻ kia xác định hướng của bạn

mình đứng ở đâu theo vị trí của bản thân

- Gọi vài trẻ khá chơi trước, chú ý cho trẻ định hướng chính xác vị trí của bạn mình theo điểm chuẩn

của bản thân trẻ ...

- Có thể gọi các trẻ làm trọng tài tham dự xác định lại theo điểm chuẩn của bạn mình, gợi ý trẻ chú ý

vị trí trong không gian để nhận xét cho chính xác ...

* Hoạt động 3 :

- Cô đọc lời của bài hát và bài hát "Em đi mẫu giáo", nhạc và lời của Nhạc sĩ Dương Minh Viên.

- Cô hát cho trẻ lần 1 + đàn ( nhạc đệm ) - Hỏi trẻ về nội dung bài hát ...

- Hát cho trẻ nghe lần 2, khuyến khích trẻ hát cùng cô ...

( có thể mở nhạc cho trẻ hát và vận động minh họa cùng cô ... )

Một phần của tài liệu Chu de Truong Mam Non (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w