Giai đoạn 3: Bắt đẩu từ những năm 9 0 nay
2.3.2. Những nhược điểm
© Mức độ "gia đình trị" của giới Chaebol kết hợp với thành viên còn lại có quan hệ thân thiết, gần gũi với những người đứng đầu như: đồng hương, đồng học... đã đưa sự phát triển của Chaebol lên mức xã hội hóa. M ố i quan hệ chặt chẽ về đẳng cấp này đã đưa Chaebol thành một nền cộng hòa riêng chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc. Sự suy yếu hay lớn mạnh của các Chaebol chính là sự suy yếu của nền kinh tế Hàn Quốc. Chính vì lẽ đó m à Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp hạn chế tầm ảnh hưởng của nó và khuyến khích các doanh nghiệp vịa và nhỏ phát triển.
© Do các Chaebol đều nằm dưới sự chi phối của người sáng lập và hậu duệ của họ nên mức độ chì phối thường là rất chặt chẽ và theo thứ bậc. Cùng với tiến trình phát triển mạnh lên của các Chaebol, để duy trì quyền kiểm soát của
gia đình, cá nhân sáng lập đã đưa ngày càng nhiều hơn số lượng các thành viên trong gia đình vào các vị trí quan trọng của hoạt động sản xuất (điều m à sau này phương tây gọi là "chủ nghĩa thân thiện kiểu Châu Á). Chính điều này gây ra một phương cách quản lý theo kiểu tư tưởng hệ, và dẫn đến hiện tượng quyền lực tập trung. Để tránh trường hợp này, Chính phủ cũng đã khuyến khích các tập đoàn thuê nhân sự cấp cao tớ bên ngoài để đổi mói phương thức kinh doanh phù hợp hơn và theo kịp với các tập đoàn kinh tế phương Tây.
® Các Chaebol khuyến khích công ty con mua cổ phần của nhau nhằm ngăn cản sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài, tớ đó duy trì quyền điều hành các công ty con trong phạm vi tớng Chaebol. Do m ô hình khép kín nên hiện tượng chuyển nhượng cổ phần bất hợp pháp diễn ra khá thường xuyên và rất khó phát hiện. Chính vì thế m à các gia tộc Chaebol lợi dụng điểu này để thu lợi bất chính.
© Đa số các Chaebol đều tồn tại và phát triển thông qua hình thức cống nạp cho các chính trị gia để thu được đặc quyền đặc lợi gây ra hiện tượng tham nhũng hối lộ nặng nề trong nền kinh tế và quyền lợi của các cổ đông nhỏ bị xâm phạm.
© "Quy m ô quá lớn không thể đổ vỡ" là một cơ chế m à các Chaebol đã thực hiện trong một thời gian dài thòng qua đấu tư dàn trải và đa dạng hóa quá mức, bởi chúng tin rằng khi chúng gặp khó khăn, Chính phủ sẽ cứu giúp vì Chính phủ hiểu rõ ảnh hưởng của sự tan vỡ các Chaebol đến những bộ phận còn lại của nền kinh tế. Có thể nói, các Chaebol Hàn Quốc do có mức độ quy tụ, tập trung thế lực kinh tế lớn đã phát triển vượt quá giới hạn hợp lý của nền kinh tế cân bằng. Chính vì thế m à các Chaebol đã nắm trong tay hấu hết các nguồn lực, gãy áp lực lớn lên các thành phần kinh tế còn lại của quốc gia.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp trong đó có hạn chế quy m ô của các Chaebol. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, cơ chế "Quy m ô quá lớn có thể đổ vỡ" đã sụp đổ cùng với sự phá sản của một trong ba tam trụ kinh tế là Chaebol Daewoo và điều này đã khiến cho chính phủ và các Chaebol phải cải tổ lại cơ cấu nền kinh tế cũng
như cấu trúc của Chaebol. Hiện nay, các Chaebol không còn là quá lớn với
nền kinh tế nhưng với quy m ô hiện nay của các Chaebol thì khi chúng sụp đổ,
nền kinh tế của Hàn Quốc cũng dễ lâm vào tình trạng khó khăn.
© Sự ưu ái quá mức của Chính phủ với các Chaebol: Một trong những đặc trưng của Chaebol chính là mỗi quan hệ mật thiết vói chính quyền tạo nên một thứ m à ngưải ta vẫn hay gọi là "chủ nghĩa tư bản thân hữu". Sự phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế với các Chaebol là phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ của các nhà lãnh đạo Chaebol vói các nhà cầm quyền. Các Chaebol hàng
năm đã tiêu tốn rất nhiều nguồn lực vào mối quan hệ này, gây nên tình trạng tham nhũng không kiểm soát được trong chính quyền. Và hiện tượng này thông thưảng dẫn đến sự đầu tư không hiệu quả, độc quyền cao và nền kinh tế rơi vào tình trạng mất cân bằng.
© Sự thiếu hụt cơ chế kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ bên ngoài. Do đặc thù của Chaebol là tập đoàn kinh tế theo kiểu gia đình nên tất cả hoạt động vẫn nằm trong kiểm soát của chủ sở hữu. Chế độ kiểm toán được áp dụng không theo chuẩn mực quốc tế. Tuy có tiến hành cải tổ và Chính phủ cũng yêu cầu các Chaebol công khai, minh bạch tài chính nhưng đây thực sự là một việc làm rất khó khăn.
® Nhiều Chaebol vẫn thực hiện đa dạng hóa ở mức độ cao. Tuy có sự tập trung vào một ngành, lĩnh vực chủ đạo nhưng sự đa dạng hóa ngày càng cao của các Chaebol cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Mặc dù, các công ty thành viên có thể dựa vào danh tiếng của nhau và của tập đoàn để phát triển nhưng sự mở rộng của các Chaebol sang những lĩnh vực đẩy mạo hiểm như bất động sản, tài chính cũng là một sự lo ngại, bởi nó dễ dàng gây ra phản ứng dây chuyển và sự sụp đổ của cả một hệ thống.
Như vậy, vai trò của các Chaebol trong quá trình "hóa rồng" của Hàn Quốc là vô cùng to lớn. Mặc dù còn những bất cập trong quản lý nhưng m ô hình Chaebol vẫn xứng đáng là một trong những m ô hình thành công nhất trong hệ thống các T Đ K T trên thế giới và là một hình mẫu để các T Đ K T Việt Nam tham khảo học tập trong quá trình xây dựng tên tuổi cho chính mình.
C H Ư Ơ N G HI:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT số GIẢI PHÁP NHAM H O À N T H I Ệ N T Ậ P Đ O À N K I N H T Ế V I Ệ T N A M 3.1. Đánh giá hoạt động và tổ chức của các tập đoàn kinh tế Việt Nam