Tên Đơn vị Tên Đơn vị
1. Samsung 89.1 6. Huynđai Heavy
Industries 10.5 2.Huyndai Motor Company 57.2 7. Lotte 6.3 3.LG 50.4 8. Doosan 4.5 4. SK 46.4 9. Hanhvva 4.4
5. Hanjin 16.2 10. Kumho Asiana 2.8
Nguồn: hítp:ỉỉwww.g4b.go.kr/comỉagendơAction.do?method=agendaView&seq=141
2.2. Hình thức tổ chức hoạt động của các Chaebol
Để có thể nắm rõ được cơ chế tổ chức cũng như hoạt động của các Chaebol Hàn Quốc một cách tổng thể nhất, chúng ta có thể tiếp cận theo hưởng 4M. Đ ó là: Management (tổ chức quản lý), Money (vốn), Machinery (áp dụng công nghệ) và Marketing (Chiến lược kinh doanh)
2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của các Chaebol Hàn Quốc (Management) (Management)
2.2.1.1 Đặc điểm cơ cấu sở hữu
Thông thưững, các tập đoàn kinh doanh trên thế giới được thành lập theo cách các công ty có quy m õ lớn và mạnh, thôn tính các công ty nhỏ và yếu. Bên cạnh đó, cũng có những tập đoàn được hình thành bằng cách khác như: các công ty nhỏ tự nguyện sát nhập thành công ty mới lớn hơn hay liên kết xung quanh một công ty lớn hơn được tôn sùng là công ty đầu đàn, hoặc tự tích tụ và tập trung vốn.
Khác với những tập đoàn được thành lập như các cách ở trên, các Chaebol Hàn Quốc được hình thành chủ yếu theo cách tự lớn lên nhờ vào sự bảo trợ của Nhà nước. Nhờ được hưởng các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp hoặc bằng không và những điều kiên cạnh tranh có lợi do chính phủ tạo dựng, chỉ sau mỗt thập niên, nhiều Chaebol đã thu được những khoản lợi nhuận lớn để tái đầu tư vào các kinh doanh mới làm cho số công ty chi nhánh của mỗi Chaebol ngày càng tăng. Hầu hết các công ty chi nhánh của mỗi Chaebol đều là những chi nhánh mới được thành lập do kết quả của việc định hướng đa dạng hóa và chúng được tài trợ bằng nguồn vốn của các công ty nòng cốt.
Thái đỗ coi trọng và sự ưu tiên dành cho các công ty lớn của Chính phủ làm cho các Chaebol luôn quan tâm đến vấn đề mờ rỗng quy mô. Sau khi thành lập mỗt công ty chi nhánh mới, các Chaebol có thể vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng do Chính phủ kiểm soát cho công ty chi nhánh mới này. K h i vay tiếp được vốn, chủ sở hữu công ty lại thành lập công ty khác và lại được vay vốn tiếp. Cứ như vậy, số lượng các công ty thành viên của Chaebol không ngừng tăng lên. Mặc dù trong nhiều năm qua, Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp trực tiếp và gián tiếp để điều chỉnh xu hướng này, đặc biệt là thời kỳ sau khủng hoảng năm 1997, nhưng các Chaebol vẫn tiếp tục thực hiện đa dạng hóa kinh doanh và phát triển các chi nhánh mới ở mức đỗ cao. Sô' lượng các công ty thành viên của l o Chaebol hàng đây năm 1999 so với năm 1987 không có những thay đổi lớn. Từ sau năm 1997, 30 Chaebol lớn nhất đã thành lập thêm 80 công ty mới. Số lượng các thành viên của 30 Chaebol hàng đầu trong 2 năm 2001 và 2002 vẫn ở mức 616 công ty.
Ở các Chaebol Hàn Quốc, hầu hết các cổ đông đều là cổ đông cá thể nhỏ, họ nấm giữ khoảng 1 % tổng số cổ phần. Tỷ lệ % số cổ phần của chủ sở hữu và gia đình họ chiếm khoảng 10%, trong số đó các chủ sở hữu chiếm khoảng 3%. Ví dụ, Chủ tịch tập đoàn SK Chung Tea Won nắm 3,1% cổ phiếu trong toàn bỗ các chi nhánh của Chaebol. Chủ tịch LG có 1,5% trong toàn bỗ
các chi nhánh của Chaebol). Các cổ đông lớn ở Chaebol thường là các công ty phi tài chính hoặc các công ty tài chính phi ngân hàng.
Bảng 2.2 : Cơ câu chủ sở hữu của một số Chaebol năm 1997 Chaebol Người sáng
lập Họ hàng Các công ty thành viên Tổng Huyndai 3,7 12,1 44,6 60,4 Samsung 1,5 1,3 46,3 49,3 L G 0,1 5,6 33 39,7 Sunkyoung 10,9 6,5 33,5 51,2 Sangyoung 2,9 1,3 28,9 33,1
Nguồn: Worldbơnk, East Asia, The road to recovery, 1998.
Cơ cấu sở hữu của các Chaebol Hàn Quốc có thể phân thành 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group): chủ sở hữu thuộc công ty mẹ, các chi nhánh hay công ty chi nhánh đều có tính chất phụ thuộc.
+ Loại thứ hai: Cơ cấu Công ty cổ phợn (mô hình của Daewoo Group): bao gồm chủ sở hữu là công ty mẹ, trên cơ sở đó thu hút và hình thành cõng ty cổ phợn, tiếp theo là các chi nhánh hay công ty chi nhánh.
+ Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group): bao gồm chủ sở hữu chính là công ty mẹ, các công ty cổ phợn trực thuộc, các công ty, tổ chức kinh tế trung gian, và cuối cùng là các chi nhánh.
2.2.1.2. Những đặc trung của Bộ máy quản lý a. Tổ chức theo chiểu dọc
Đây là đạc trưng cở bản của bộ máy tổ chức của Chaebol. Ở Hàn Quốc chiến lược kinh doanh và vấn đề kiểm soát hoạt động của công ty thành viên được đặt ở tẩm toàn Chaebol. Tất cả các công ty thành viên đều chịu sự kiểm soát hoạt động về mọi mặt của tập đoàn.
b. Chế độ tập trung hóa trong việc ra quyết định và tính hình thức cao
Đây là một đặc trưng khác biệt của tập đoàn kinh tế Hàn Quốc. Ở phần lớn các Chaebol Hàn Quốc, quyền sở hữu và quyền quản lý không được chia sẻ giữa các các cổ đông m à tập trung trong tay người sáng lập hoặc các thành viên trong gia đình hự. Chế độ ra quyết định là chế độ tập trung hóa cao độ. Quyền quyết định cao nhất thuộc về người sở hữu hay người sáng lập. Các quyết định thuộc các lĩnh vực như tài chính, lao động nằm trong tay các thành viên khác của gia đình người sáng lập. Các cổ đông thiểu số bên ngoài gia
đình thường không có quyền tham gia hoặc cử đại diện của mình tham gia vào
việc quyết định. Các nhà quản lý chuyên nghiệp được thuê từ bên ngoài có rất ít quyền lực và quyền lực này không được bảo vệ về mặt pháp lý. Thông thường, giám đốc điểu hành thường được coi như là công cụ quản lý của các cổ đông và có trách nhiệm quản lý các nhà quản lý cấp dưới và ra quyết định về chiến lược kinh doanh. Nhưng ở các Chaebol thì vai trò của giám đốc điều hành và nhà quản lý cấp dưới không được tách biệt một cách rõ ràng. Các giám đốc điều hành thường được Chủ tịch Chaebol bổ nhiệm khoảng 2 hay 3 tháng trước khi cuộc hựp cổ đông hàng năm được triệu tập.
Việc ra quyết định quan trựng được tập trung ờ bộ phận kế hoạch hóa và kiểm soát (PCO: Planning and Control Operation) của Chaebol, còn các quyết định khác, đặc biệt là các quyết định liên quan tới chi phí được thực hiện thông qua thủ tục thảo luận và tư vấn với những người quản lý ở các cấp
dưới và người lao động. Việc phê chuẩn các quyết định được xem như là công
cụ thể hiện quyền lực và sự kiểm soát nhiều hơn là sự tư vấn tham gia của những người quản lý cấp dưới. Do nguyên nhân này và một số yếu tố khác
như ảnh hưởng của đạo Khổng, chế độ gia trưởng, lòng trung thành cũng như
sự kính trựng đối vói người cao tuổi hơn m à trong hệ thống ra quyết định của các Chaebol không có sự chống đối cua các nhà quản lý cấp dưới. Và thường thì các quyết định đều đạt được sự nhất trí cao.
Sự tập trung hóa quyền lực cho phép các nhà quản lý cấp cao ở các Chaebol có thể ra các quyết định một cách nhanh chóng, giảm thiểu các chi
phí và việc phân bổ các nguồn lực giữa các công ty chi nhánh đạt hiệu quả hơn, tạo ra một thị trường các yếu tố đầu vào chủ yếu như vốn, kinh nghiệm quản lý, thông tin nội bộ Chaebol. Tuy nhiên nó cũng tạo nên sự mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa các cổ đông nắm quyền kiấm soát và các cổ đông nhỏ khác. Chẳng hạn, các cổ đông nấm quyấn kiấm soát đều muốn đa dạng hóa kinh doanh của họ, tái đẩu tư lợi nhuận vào lĩnh vực kinh doanh cơ bản hoặc các lĩnh vực kinh doanh không liên hệ. Trong khi các cổ đông nhỏ khác lại muốn đa dạng hóa một cách có hiệu quả thông qua thị trường vốn. Nhiều cổ đông lớn và Chủ tịch tập đoàn sử dụng tài sản của tập đoàn phục vụ cho lợi ích riêng (ví dụ như mục đích chính trị) làm ảnh hưởng đến các cổ đông nhỏ, khiến họ cũng phải chịu những khoản chi phí này.
Bắt đầu từ năm 1998, nhằm cải tiến quản lý ở các công ty, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật Công ty sửa đổi. Theo Luật này, quyền hạn của các cổ đông nhỏ và các cổ đông là tổ chức được mở rộng. Các cổ đông nhỏ có thấ đưa ra các yêu sách của mình dễ dàng hơn. Nếu như trước đây các cổ đông phải có ít nhất 1 % cổ phần mới có quyền yêu cầu sa thải giám đốc thì theo Luật sửa đổi, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn một nửa.