0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TÊ HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

ĐOÀN KINH TÊ HÀN QUỐC

2.1. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tê Hàn Quốc

Chaebol là tên gọi của các Tập đoàn kinh tế tại Hàn Quốc. Là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, Chae có nghĩa là giàu có (wealth) và bói có nghĩa là gia đình quyền lực (powerful íamily). Ngay trong tên gọi đã cho chúng ta thấy được đặc điểm chủ yếu của loại tập đoàn kinh tế này, đó là thuộc quyển sở hữu của một gia đình hay gia tộc.

Cho đến những năm giữa thế kả XX, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia có nền kinh tế nhỏ và sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên, từ khi tổng thống Park Chung Hee (1917-1979) lên cầm quyền vào những năm 1960, cùng với hàng loạt chính sách nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế thông qua việc phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, diện mạo của nền kinh tế Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi. Chính sách công nghiệp của Chính phủ đã đinh hướng cho những dự án đầu tư mới và các Chaebol được cấp những khoản vay đảm bảo từ khu vực ngân hàng. Bằng cách này, các tập đoàn kinh tế đã có một vai trò quan trọng trọng trong việc phát triển những ngành công nghiệp mới, những thị trường mới và sản xuất phục vụ xuất khẩu, đưa Hàn Quốc trở thành một con rồng Đông Á.

Trong suốt giai đoạn Nhật Bản cai trị (1910-1945), hầu như không có bất kỳ một người dân Hàn Quốc nào sở hữu hay thậm chí quản lý những doanh nghiệp lớn. Sau khi Nhật Bản rời khỏi đất nước này vào năm 1945, một vài doanh nhân Hàn Quốc đã thừa hưởng tài sản của các công ty Nhật trước đây, nhiêu trong số đó đã phát triển thành các Chaebol vào những năm 1960. Các công ty này, cùng vói nhiều công ty mới thành lập trong giai đoạn cuối thập kả 40 và đầu thập kả 50 đã có những mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với

chính quyền tổng thống Rhee Syngman (1948-1960) và nhận được những ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ.

Khi quân đội nắm quyền kiểm soát chính phủ vào năm 1961, các nhà lãnh đạo quân đội đã tuyên bố rằng họ sẽ nhổ tận gốc nạn tham nhũng đã ăn sâu trong chính quyền Rhee và loại bỏ những bớt công trong xã hội. Một vài chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp bị bắt và buộc tội tham nhũng, nhưng chính quyền mới cũng nhận ra rằng nó vân cần sự trợ giúp của các doanh nhân nếu muốn thực hiện các kế hoach hiện đại hóa nền kinh tê. Một cam kết đã được đặt ra, theo đó, các lãnh đạo của các doanh nghiệp bị buộc tội sẽ phải nộp phạt cho Chính phủ. Và kết quả là, một sợi dây quan hệ đã được thiết láp giữa doanh nghiệp và chính phủ với kỳ vọng vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế.

Sự hợp tác giữa Chaebol và Chính phủ là một điều cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế và đã tạo ra nhiều thành công lớn từ những năm 60. Do nhu cầu cớp bách trong việc chuyển đổi từ những ngành công nghiệp nhẹ và sản xuớt hàng tiêu dùng sang ngành công nghiệp nặng, hóa chớt và sản xuớt thay thế nhập khẩu, những nhà hoạch định chính sách đã dựa trên những ý kiến và hợp tác với các nhà lãnh đạo Chaebol. Chính phủ lên kế hoạch cho sự mở rộng của ngành công nghiệp và người thực hiện là các Chaebol. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa được dẫn dắt bởi các Chaebol đã gây ra hiện tượng độc quyển và tập trung tư bản và các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế vào tay một số ít các tập đoàn kinh tế.

Chính quyền Park sử dụng Chaebol với mục đích phát triển nền kinh tế. Xuớt khẩu được thúc đẩy - đi ngược lại với chính sách nhập khẩu của chính quyền Rhee. Cơ chế hạn ngạch cũng được thiết lập.

Các Chaebol có khả năng phát triển nhu vậy là nhờ vào hai nhân tố: các khoản vay từ nước ngoài và những ưu đãi đặc biệt từ phía Chính phủ. Tiếp cận vái công nghệ nước ngoài cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các Chaebol trong thập kỷ 80. Dưới chiêu bài của chủ nghĩa tư

bản chỉ đường (guided capitalism), Chính phủ lựa chọn các công ty đế thực hiện các dự án và được chuyển vốn từ những khoản vay nước ngoài. Chính phủ cũng đảm bảo khả năng chi trả khi một công ty không có đủ khả năng hoàn trả cho các chủ nợ. Những khoản vay thêm cũng được chấp thuận từ các ngân hàng trong nước. Cuối thập kổ 80, các Chaebol đã thống trị khu vực công nghiệp và đặc biệt phổ biến trong các ngành sản xuất, thương mại và công nghiệp nặng.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ m à các Chaebol có được bắt đẩu từ những năm đầu thập kổ 60 gắn liền vói sự phát triển của xuất khẩu. Và nó là kết quả của sự đa dạng hóa các mặt hàng chứ không phải là sự tập trung vào sản xuất một hay hai loại hàng hóa. cải tiến và sự sẩn sàng phát triển những dòng sản phẩm mới cũng rất quan trọng. Trong những năm 50 và đẩu những năm 60, các Chaebol tập trung vào mặt hàng dệt may; đến giữa những năm 70 và 80, ngành công nghiệp nặng, hóa chất và quốc phòng đã trở thành ngành thống trị. Trong khi những lĩnh vực trên đóng vai trò quan trọng trong những năm 90 thì sự tăng trưởng thực sự lại đến từ các cấc ngành điện tử và công nghệ cao. Các Chaebol có công rất lớn trong việc chuyển cán cân thương mại từ tình trạng thâm hụt vào năm 1985 sang thặng dư vào năm 1986.

Các Chaebol bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong trong thị trường xuất khẩu tù những năm 80. Cuối thập kổ 80, các Chaebol đã trờ nên độc lập và vững chắc hơn về tài chính - do đó hạn chế nhu cầu tài trợ và trợ giúp nhiều hơn nữa từ phía Chính phủ.

Đến những năm 90, Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp mới phát triển nhất và nâng mức sống của người dân lên ngang bằng với nhiều nước công nghiệp khác.

Trong nhiệm kỳ của mình (1993-1997), tổng thống K i m Yong Sam bắt đầu thử thách các Chaebol, nhưng điều đó mới thực sự tiến hành kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 1997 khi sự yếu kém của toàn bộ hệ thống được bộc lộ. 11 trong số 30 Chaebol lớn nhất đã phá sản từ tháng 7 năm

1997 đến tháng 6 năm 1999. Các Chaebol được đầu tư rất nhiều trong ngành sản xuất định hướng vào xuất khẩu, không chú trọng đến thị trường trong nước và đặt nền kinh tế phụ thuộc rất nhiêu vào thị trường thế giới. Nếu đặt các Chaebol trong một sự tương quan với nhau thì, chúng đã thiết lập nên một thứ gọi là "quy m ô lớn không thể chủng đỡ được"- trong thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng ở Hàn Quủc - một quủc gia có dân sủ xếp thứ 26 trên thế giói nhưng đã có tới 7 nhà sản xuất đồ tự động lớn của thế giới.

Rất nhiều các Chaebol đã mắc nợ nghiêm trọng để đầu tư cho sự mở rộng của mình, không chỉ với các ngân hàng nhà nước, m à còn với các ngân hàng trực thuộc và các công ty con cung cấp dịch vụ tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, khi m à chúng không còn đủ khả năng trả nợ, các ngân hàng hoặc là tịch thu tài sản hoặc là xóa những khoản nợ xấu. Một ví dụ điển hình là sự sụp đổ của tập đoàn Daewoo, với khoản nợ không trả được vào khoảng 80 triệu USD. Vào thời điểm bấy giờ, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử.

Các cuộc điều tra đã được tiến hành và sự mục nát của các Chaebol được phoi bày, cụ thể là gian lận tài chính và hủi lộ. Đế chế Chaebol đang gặp phải nhiều vấn đề và có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, những thành công m à chúng đã mang lại chonền kinh tế Hàn Quủc là một điểu không phải bàn cãi và phải được gọi là một sự thần kỳ. Trước những sóng gió mới, các Chaebol cũng đang nỏ lực hết mình để chủng chọi và phát triển hơn. Chính vì thế m à nhiều Chaebol Hàn Quủc đã và đang chiếm lĩnh được nhiều thị trường cũng như luôn nằm trong danh sách những công ty lớn nhất toàn cầu như Samsung, Huyndai, SK...

Bảng 2.1: Danh sách l o Chaebol lớn nhất Hàn Quốc năm 2004 tính theo kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

×