Vùng Đông Bắc Bắc bộ

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn địa lý kinh tế (Trang 41 - 44)

2- Vùng Tây Bắc

3- Vùng đồng bằng sông Hồng4- Vùng Bắc Trung Bộ 4- Vùng Bắc Trung Bộ

5- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ6- Vùng Tây Nguyên 6- Vùng Tây Nguyên

7- Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

1- Vùng Đông Bắc Bắc bộ

Diện tích tự nhiên 67.006 km2, chiếm 20,24% diện tích cả nớc. Dân số 10.485.200 ngời chiếm 14,37% dân số cả nớc (1995) bao gồm các tỉnh Phúc Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.

* Tiềm năng và hiện trạng và định hớng phát triển kinh tế - xã hội

Tiếm năng và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội a- Vị trí địa lý

Vùng Đông Bắc Bắc Bộ có một phần gắn liền với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liên kết và có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng sông Hồng, với nhiều trung tâm đô thị, hải cảng lớn nh Hà nội, Hải Phòng. Đó là cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Biên giới phía bắc giáp Trung Quốc có 3 cửa khẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai là điều kiện giao lu, hội nhập khoa học - công nghệ, trao đổi phát triển kinh tế của vùng với quốc tế trên lục địa.

Đông Bắc Bắc Bộ là vùng tập trung nhiều khoáng sản nhất ở nớc ta và có nhiêu cảnh quan thiên nhiên nên hấp dẫn các nhà đầu t trong và ngoài nớc tham gia phát triển kinh tế xã hội của vùng.

b- Tài nguyên thiên nhiên

Nằm trên hệ thống địa hình các cánh cung, vùng Đông Bắc Bắc Bộ có thế mạnh là có nguồn năng lợng than đá với ba dải lớn là Cẩm Phả, Hòn Gai và Mạo Khê - Uông Bí, trữ lợng thăm dò khoáng sản 3,6 tỉ tấn. Ngoài ra than còn có ở

một số điểm rải rác nh Phấn Mễ, Làng Cẩm (Bắc Thái) trữ lợng khoảng 80 triệu tấn, than lửa dải Nà Dơng (Lạng Sơn) với trữ lợng khoảng 100 triệu tấn, than Bố Hạ (Hà Bắc) nguồn năng lợng này hiện đang khai thác và sử dụng

Các khoáng sản kim loại và không kim loại cũng khá lớn, khoáng sản không kim loại có đá vôi để sản xuất vôi, xi măng trữ lợng hàng tỉ tấn, phân bố khắp các tỉnh đất sét cao lanh sản xuất gạch không nung ở Quảng Ninh (Giếng Đáy), Phú Thọ Apatít, nguyên liệu sản xuất phân bón ở Lào Cai tổng trữ lợng khoảng 1,4 tỉ tấn.

Khoáng sản kim loại rất đa dạng, phần lớn là mỏ vừa và nhỏ nh sắt ở Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái trữ lợng 1,5 triệu tấn, titan nằm trong quặng sắt Manhetit ở Thái Nguyên, trữ lợng 390 nghìn tấn, thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), ở Sơn Dơng, Yên Bái, đồng ở Lào Cai, trữ lợng 781 nghìn tấn, bôxit ở Lạng Sơn, chì, kẽm ở Trợ Điền (Bắc Cạn) ăngtimoan ở Tuyên Quang, vàng ở Bắc Cạn, Lạng Sơn... Vì trình độ công nghệ và vốn còn hạn chế nên hiện nay mới khai thác đợc phần nào thiếc và sắt. Các mỏ tuy không lớn nhng chất lợng quặng khá tốt, hàm lợng kim loại cao nh thiếc, bôxit ở Cao Bằng, Lạng Sơn nên có giá trị xuất khẩu.

Còn một số khoáng sản khác tuy quy mô nhỏ nhng lại có vai trò quan trọng dùng làm chất phụ trong công nghệ chế biến.

Đất là thế mạnh của sản xuất nông, lâm nghiệp của vùng. Vùng Đông Bắc có các loại đất chủ yếu sau đây

+ Đất đỏ đá vôi, phân bố theo các cánh cung, nhiều nhất là Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai rất thích hợp với cây thuốc lá, đỗ tơng, ngô

+ Đất pheralit đỏ vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú thọ, Yên Bái, Bắc Giang thích hợp với cây chè, trầu sở

Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, miền giáp đồng bằng, thích hợp với cây công nghiệp.

Đất phù sa mới, phân bố ở đồng bằng và ven sông trong địa bàn có nớc thì gieo trồng lúa, ở vùng đất cao trồng cây công nghiệp.

Rừng của vùng Đông Bắc còn rất ít, phần lớn là rừng thứ sinh, rừng xavan, cây bụi. Vùng Đông Bắc đang khôi phục rừng để bảo vệ tài nguyên, đảm bảo cân bằng sinh thái, phục vụ cho khu công nghiệp Quảng Ninh, cho nguyên liệu giấy, cho môi sinh. Ngoài ra rừng của vùng này có nhiều dợc liệu nh quế ở Yên Bái, Quảng Ninh, hồi ở Lạng Sơn, Cao Bằng và sa nhân, tam thất ở Lào Cai, Hà Giang, cây ăn quả á nhiệt nh đào, táo, mận, lê ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai.

Đông Bắc có nhiều đồng cỏ liền dải trong các thung lũng, trên các đồi thấp là cơ sở để phát triển các động vật ăn cỏ. Đông Bắc có khí hậu lạnh về mùa đông do hớng địa hình cánh cung mở ra ở biên giới đón gió lạnh từ phơng Bắc. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao.

Về tài nguyên biển có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long với trên 3000 đảo, biển nông, trữ lợng cá không nhiều nh các vùng khác, ở trong động nhiều loại sò, ốc. Đặc biệt nhân dân vùng đảo Cô Tô còn chăn nuôi ngọc trai, đảo rêu nuôi khỉ để làm dợc liệu và còn là cảnh quan kỳ thú để thu hút khách du lịch.

- Phong Châu (Phú Thọ) đến năm 1993 có trên 10 triệu ngời sống trong vùng, mật độ dân số của vùng là 95 ngời/km2 đông nhất là ngời Việt, dân tộc thiểu số ngời Tày, Nùng có số lợng lớn, còn lại là ngời Hoa, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ... mỗi dân tộc đều có nét văn hoá độc đáo riêng.

- Vùng Đông Bắc đã phản ánh bề dầy lịch sử của dân tộc với các di tích văn hoá, các di tích còn đ ợc bảo tồn, có giá trị khoa học về giáo dục truyền thống, về truyền bá kiến thức. Đó là những di tích với những kiến trúc độc đáo, nơi thờ các danh nhân, kèm theo các lễ hội truyền thống, những làn điệu dân ca nh hát lợn, hát ví... Vùng này còn là vùng có những di tích cách mạng nổi tiếng nh Pắcbó, Tân Trào.

Cảnh quan văn hoá này kết hợp với những cảnh quan tự nhiên nh vịnh Hạ Long, động Tam Thanh, Nhị Thanh, núi SaPa, Tam Đảo, hồ Núi cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Dốc là cơ sở để phát triển ngành du lịch dịch vụ.

d- Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

Tiềm năng tự nhiên và kinh tế của vùng đợc khai thác sớm do mục đích khai thác thuộc địa của T bản Pháp 40-52% vốn đầu t vào Đông Dơng đã tập trung vào vùng này để lấy ra 27,7 triệu tấn than; 217,3 nghìn tấn thiếc; gần 600 ngàn tấn quặng sắt và mang gan; 315,5 ngàn tấn phốt phát.

Đến năm 1992 đã có 290 xí nghiệp trên 64% là xí nghiệp công nghiệp địa phơng. Cơ cấu ngành công nghiệp đã có nhiều biến đổi, số xí nghiệp công nghiệp nặng với qui mô lớn chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nớc nh khai thác năng lợng, luyện kim, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng. Đông Bắc Bắc Bộ cung cấp 98% than đá, hơn 60% thép cho cả nớc. Về cơ cấu lãnh thổ công nghiệp, hình thành những trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá nh luyện kim đen Thái Nguyên, hoá chất Việt Trì, Lâm Thao, khai thác than Hòn Gia, Cẩm Phả, phân bón Bắc Giang.

Về lâm nghiệp đã có những cố gắng rất lớn, đặc biệt là việc trồng rừng, xây dựng vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, rừng dợc liệu... nhng tình trạng khai phá thiếu qui trình kỹ thuật làm cho diện tích rừng giảm nhanh, không cân đối với trồng rừng.

- Kinh tế biển phát triển chậm, chủ yếu là khai thác thuỷ sản trong lồng, chế biến thuỷ sản mang tính chất thủ công. Trong quá trình phát triển kinh tế của vùng, một số địa phơng đã không chú ý đến bảo vệ môi trờng, gây ô nhiễm môi sinh nh khai thác than, sinh vật vẫn cha đợc phục hồi, hoạt động của tàu thuyền máy, bốc dỡ than đã làm ô nhiễm nớc biển cần đợc nghiên cứu và có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trờng sinh thái.

- Về nông nghiệp đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp nh chè Thái Nguyên, Yên Bái, Lào cai, Vĩnh Phú, thuốc lá Lạng Sơn, Cao Bằng, lạc Bắc Giang, mía Vĩnh Phúc, Phú Thọ đặc biệt trong vùng có giống chè san, cây cao, chất lợng tốt, đợc trồng nhiều ở Hà Giang.

+ Sản xuất lơng thực chủ yếu là để tự túc, sản lợng lơng thực qui thóc đến năm 1995 đã đạt 2.694.900 tấn, trong đó lúa là 1.906.900 tấn chiếm 70,75% lơng thực của vùng, bình quân lơng thực 237 kg/ngời.

Về chăn nuôi chủ yếu là nuôi trâu bò, trâu đợc nuôi nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái. Vùng có giống lợn Móng Cái nổi tiếng giống cung cấp cho cả nớc.

Các ngành dịch vụ đã chuyển biến theo xu thế mới, thơng mại phát triển khá nhất là ở biên giới, thơng nghiệp, giao thông liên vùng, liên tỉnh ít. Du lịch biển, lễ hội phát triển, song du lịch miền núi còn nhỏ bé. Du lịch phát huy đợc tiềm năng các dịch vụ khác cũng phát triển chậm, hiệu quả thấp.

So với trớc đổi mới tình hình kinh tế xã hội của vùng Đông Bắc Bắc Bộ đã khởi sắc song vẫn ch a khai thác hết tiềm năng. Tổng GDp cả vùng chỉ bằng 7,5% so với cả nớc. Tốc độ tăng trởng GDP giai đoạn 1991-1995 bình quân hàng năm 5,9% trong khi đó dân số tăng nhanh, nên GDP bình quân đầu ngời chỉ đạt 124USD/ ngời, thấp so với các vùng khác trong cả nớc.

Cơ cấu GDP thời kỳ 1991-1995 cho thấy nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, GDP công nghiệp và xây dựng có tăng nhng nhỏ, GDP dịch vụ không tăng mà có chiều hớng giảm.

* Định hớng phát triển kinh tế xã hội

a- Vấn đề cấp thiết nhất của vùng là khôi phục u thế tự nhiên bằng cách khôi phục rừng, ở những nơi đã khai thác cần phải phát triển trồng rừng làm nguyên liệu cho sản xuất giâý, cung cấp gỗ trụ mỏ.

b- Trang bị công nghệ mới, đồng bộ cho các khu công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản hiện có đồng thời hợp tác liên doanh với nớc ngoài nhằm khai thác khoáng sản với hiệu quả cao để xuất khẩu.

c- Phát triển cây công nghiệp mũi nhọn, trớc hết là cây chè, hồi, quế để xuất khẩu, phát triển cây ăn quả đặc thù nh mận, đào, táo, lê.

d- Phát triển đàn gia súc lớn (trâu, bò) lấy thịt, sữa xuất khẩu và tự túc sức kéo.

e- Xây dựng cơ cấu hạ tầng, kinh tế và xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, các cơ sở y tế, trờng học ở vùng cao, thực hiện định canh, định c triệt để cho đồng bào các dân tộc ít ngời.

Về mặt lãnh thổ vùng Đông Bắc sẽ phát triển theo các tuyến và các cực sau đây

+ Việt Trì: Theo hai tuyến sông Thao, sông Chảy, sông Lô trên cơ sở khai thác thuỷ điện Thác Bà, chè Phú Thọ, Sơn Dơng, khai thác Apatit, chế biến gỗ, du lịch Tân Trào, Tam Đảo, SaPa.

+ Thái Nguyên: Với hai tuyến quốc lộ 3 và liên tỉnh 13 dọc theo sông Cầu trên cơ sở khai thác quặng sắt, than, thiếc, chì, kẽm, cơ khí Gia Sàng, Sông Công, kính Đáp Cầu, chế biến chè Thái Nguyên du lịch hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, Pắcbó.

+ Hòn Gai: Dọc theo tuyến đờng 18 và đờng thuỷ nội địa Hạ Long, Bái Tử Long với các hải cảng: Cửa Ông, Hòn Gai, Cái Lân trên cơ sở khai thác than, cơ khí khai mỏ, cơ khí đóng tàu, gạch Giếng Đáy và khu du lịch nghỉ dỡng trọng điểm của miền Bắc Hạ Long, Móng Cái, Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn địa lý kinh tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w