Lựa chọn dạng nguyên liệu vi sinh vật phân tán trong dầu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong dầu (Trang 27 - 28)

Mục tiêu

Lựa chọn dạng nguyên liệu vi sinh vật phân tán ổn định trong dầu

Tiến hành

Chuẩn bị dạng nguyên liệu VSV: Mẫu 1:

Sử dụng bột đông khô VSV cho vào ống ly tâm khô, đã tiệt khuẩn. Mẫu 2:

Cho bột đông khô VSV phân tán đều trong môi trường MRS, nhân giống và thu sinh khối tế bào như phương pháp mô tả ở mục 2.3.2. Rửa sinh khối 3 lần, mỗi lần bằng nước cất đã tiệt khuẩn, lắc bằng máy vortex cho sinh khối được rửa sạch, gạn giữ phần sinh khối.

Cho vào mỗi mẫu dầu hướng dương, lắc bằng máy votex với tốc độ 1500 vòng/phút cho VSV phân tán đều trong dầu (2 phút).

Theo dõi thời gian từ lúc VSV phân tán đều đến lúc VSV lắng xuống đáy ống ly tâm.

Kết quả

Ở mẫu phân tán sinh khối L. acidophilus dạng bột đông khô vào dầu tương đối đồng đều lắng xuống sau 6,7 phút.

Ở mẫu phân tán L. acidophilus sinh khối tươi vào dầu dần tách thành 2 lớp chất lỏng, sinh khối phân tán không đều, vón cục và lắng xuống sau 2,5 phút.

20

Sử dụng mẫu bột đông khô sa lắng chậm hơn so với sử dụng mẫu sinh khối tươi VSV khi phân tán vào dầu.

Do sinh khối tươi nuôi cấy trong môi trường MRS lỏng, khi rửa dùng nước, thao tác gạn không thể loại được hết nước, không thể dùng nhiệt để sấy do L. acidophilus sẽ bị giảm số lượng sống sót khi tăng nhiệt quá 45℃, vì vậy sinh khối tươi có hàm lượng nước cao, khó phân tán ổn định trong dầu.

Sử dụng bột đông khô ít thao tác, giảm nguy cơ nhiễm các VSV khác, tiết kiệm thời gian. Như vậy, lựa chọn bột đông khô vi sinh vật để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong dầu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)