Khảo sát nhiệt độ và cách tạo dạng dầu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong dầu (Trang 31 - 34)

Do VSV khó phân tán trong các dầu trên, khó phân liều đồng đều nên cần tăng khả năng phân tán của dầu bằng các tá dược gây phân tán. Tham khảo các công thức giọt dầu chứa VSV và một số hỗn dịch thuốc khác trên thị trường thấy có chứa các thành phần tá dược giúp phân tán hỗn dịch như Al stearate [18], Silicon dioxit... Vì thế, lựa chọn hai tá dược Al stearate và Aerosil để khảo sát. Để tiến hành các nghiên cứu với đối tượng là probiotic, môi trường và dụng cụ tiếp xúc với VSV phải được tiệt khuẩn.

Mục tiêu

Lựa chọn nhiệt độ thích hợp để tiệt khuẩn dầu và lựa chọn cách phối hợp tá dược với dầu tăng khả năng phân tán vi sinh vật.

- Khảo sát phối hợp tá dược (Alstearate, Aerosil) vào dầu ở nhiệt độ thường. -Khảo sát nhiệt độ tiệt khuẩn và cách phối hợp tá dược với dầu như sau:

Cách 1: Cho Al stearate và Aerosil vào dầu, trộn đều, nâng dần nhiệt độ đến 160°C -180°C, khuấy trộn đều, để nguội đến nhiệt độ phòng (30°C) rồi cho vi sinh vật vào phân tán trong 15 phút bằng khuấy từ với tốc độ 750 vòng/phút.

Cách 2: Cho Al stearate, Aerosil vào dầu, khuấy đều, nâng nhiệt độ đến khi tạo thành hỗn hợp trong suốt (khoảng 110°C - 120°C) khuấy đều duy trì nhiệt độ này trong thời gian 15 phút để hỗn hợp đồng nhất, để nguội (30°C) và cho vi sinh vật vào khuấy từ trong 15 phút, tốc độ 750 vòng/phút.

Cách 3: Đun nóng dầu đến nhiệt độ 110°C - 120°C, cho Al stearate và Aerosil vào khuấy trộn đều duy trì nhiệt độ này trong thời gian 15 phút để hỗn hợp đồng nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng (30°C) rồi cho vi sinh vật vào phân tán trong 15 phút bằng khuấy từ với tốc độ 750 vòng/phút.

Kết quả

- Kết quả khi phối hợp tá dược vào dầu ở nhiệt độ thường thấy dầu đục màu, khó quan sát sự phân tán của VSV trong dầu.

24

(A) (B)

Hình 3.2. Hình ảnh tá dược trong dầu ở nhiệt độ thường (A) và ở 110°C - 120°C (B)

- Kết quả khảo sát nhiệt độ tiệt khuẩn và cách phối hợp tá dược với dầu

Cách 1: Dạng dầu tạo thành có khả năng phân tán bột đông khô VSV tốt hơn dầu hướng dương ban đầu, bắt đầu lắng bột VSV sau 20 phút, sau 1 ngày hỗn dịch bị phân lớp, tách thành 2 lớp rõ rệt như hình 3.2.

Hình 3.3. Hình ảnh phân tán bột đông khô VSV trong dầu tạo từ cách 1

Cách 2: Dạng dầu có thể phân tán ổn định bột đông khô VSV trong khoảng 4-5 ngày không có biểu hiện sa lắng. Có thể rót hoặc nhỏ thành giọt.

25

Hình 3.4. Hình ảnh phân tán bột đông khô VSV trong dầu tạo từ cách 2

Cách 3: Dạng dầu tạo ra không đồng nhất, Al stearate cho vào khi nhiệt độ dầu cao khiến tá dược này vón cục rất dai và bền vững, khi nâng nhiệt đến 180°C vẫn không tan được.

Hình 3.5. Hình ảnh phân tán tá dược bị vón cục khi thêm vào dầu ở nhiệt độ cao.

Bàn luận

Ở nhiệt độ thường, dầu không hòa tan hai tá dược (Al stearate và Aerosil), chỉ tạo hỗn hợp màu đục, ngăn cản quan sát sự phân tán vi sinh vật trong dầu nên không dùng phương pháp tiệt khuẩn riêng từng nguyên liệu rồi phối hợp tá dược vào dầu ở nhiệt độ thường.

Khi tăng nhiệt độ dầu lên hơn 160°C, dầu có hiện tượng bốc khói và biến màu (vàng đậm hơn). Vì vậy, khó áp dụng phương pháp tiệt khuẩn dầu này như phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt khô (160°C/2h).

26

Khi cho Al stearate vào dầu trước khi tiệt khuẩn, khuấy đều và nâng nhiệt độ đến khoảng 110°C-120°C thấy hỗn hợp dầu và tá dược đồng nhất và phân tán VSV tốt hơn so với khi cho tá dược đó vào dầu trong quá trình tiệt khuẩn (khi dầu ở110°C-120°C).

Vì vậy, lựa chọn đưa tá dược vào dầu ở nhiệt độ thường rồi tăng dầu nhiệt độ đến 110°C-120°C vừa tiệt khuẩn vừa hòa tan các tá dược trong dầu (cách 2).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong dầu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)