a) Đánh giá khả năng sống sót của vi sinh vật trong nước cất, NaCl 0.9%, dầu hướng dương.
Mục tiêu
Khảo sát khả năng sống sót của L. acidophilus ở dạng bột đông khô trong một số môi trường phân tán: nước cất, NaCl 0.9%, dầu hướng dương
Tiến hành
Pha loãng liên tục và xác định nồng độ VSV trong nguyên liệu bột đông khô sử dụng trong nghiên cứu.
Chuẩn bị môi trường phân tán: cho vào mỗi ống thủy tinh màu hổ phách có nắp nước cất, làm tương tự với NaCl 0,9% và dầu hướng dương, mỗi môi trường làm 3 ống, tiệt khuẩn, để nguội.
Cân VSV đông khô cho vào mỗi ống, phân tán đều bằng máy lắc vortex tốc độ 1500 vòng/phút trong 2 phút.
Ủ các mẫu vào tủ ấm 30℃, sau 15 ngày xác định số vi sinh vật còn sống sót trong mẫu theo phương pháp pha loãng liên tục nêu ở mục 2.3.4.
Kết quả
- Ở nồng độ pha loãng 10-3 trung bình 3 lần đếm mẫu chứng mọc 176,3 CFU. - Các kết quả thí nghiệm trên mẫu thử được trình bày trong bảng 3.1.
21
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát khả năng sống sót của L. acidophilus trong mỗi môi trường sau 15 ngày ở nồng độ pha loãng 10-3 (28/10/2020 - 13/11/2020)
Môi trường Dầu hướng
dương
NaCl 0,9% Nước cất
Lần thực nghiệm 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Khả năng sống sót + + + _ _ _ _ _ _
Số khuẩn lạc (CFU) 53 23 11 0 0 0 0 0 0
Hình 3.1: Hình ảnh khuẩn lạc mọc lên từ mẫu L. acidophilus trong dầu
hướng dương Bàn luận
Khảo sát khả năng sống sót của L. acidophilus trong 3 loại môi trường kết quả cho thấy sau 15 ngày không còn L. acidophilus trong nước cất và NaCl 0.9% nhưng trong dầu hướng dương vẫn còn, như vậy, vi sinh vật trong dầu hướng dương sống sót tốt hơn trong nước cất và NaCl 0.9%. Do trong nước cất và NaCl 0,9% VSV không phải bào tử nên không còn khả năng sống sót lâu dài.
Trong mẫu môi trường là dầu hướng dương, số lượng khuẩn lạc rất ít và không đều. Số lượng khuẩn lạc trong mẫu dầu hướng dương không đều cho thấy phương pháp pha loãng dầu này chưa phù hợp.
22
b) Đánh giá khả năng phân tán vi sinh vật trong các loại dầu
Mục tiêu
Lựa chọn dầu có khả năng giữ vi sinh vật phân tán ổn định
Tiến hành
Chuẩn bị 3 loại dầu (dầu hướng dương, parafin, MCT) mỗi loại 3 mẫu giống nhau mỗi mẫu với lượng thể tích như nhau trong ống nghiệm có đường kính như nhau.
Cân bột đông khô VSV cho vào mỗi mẫu ống nghiệm trên, phân tán bột đông khô trong từng mẫu bằng máy lắc vortex với tốc độ 1500 vòng/phút trong 2 phút.
Theo dõi thời gian lắng của bột VSV, với mỗi loại dầu làm 3 lần, ghi lại kết quả.
Kết quả
Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thời gian lắng của bột vi sinh vật trong các môi trường
Loại dầu Dầu hướng
dương Dầu parafin Dầu MCT
Lần thực nghiệm 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Thời gian lắng (phút) 18,3 17,9 18,2 6,0 6,1 5,7 9,3 9,0 9,7 Thời gian lắng trung
bình (phút) 18,1 5,9 9,3
Bàn luận
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy thời gian lắng bột đông khô L. acidophilus
23
hướng dương cao hơn trong dầu parafin và MCT, vì vậy lựa chọn dầu hướng dương làm môi trường phân tán VSV.