III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Đính khuy hai lỗ (tiết 1) I Yêu cầu cần đạt:
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay : Đính được ít nhất 2 khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, vật liệu và dụng cụ có liên quan để phục vụ tiết dạy, bảng phụ,…
- Học sinh: SGK, vở, vật liệu và dụng cụ, sự chuẩn bị bài trước ở nhà…
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: - Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Học sinh đem đồ dùng học tập để ra bàn - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học
sinh.
3. Dạy - học bài mới:3.1. Giới thiệu bài: 3.1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu: Là học sinh lớp 5, các em biết tự phục vụ cho bản thân mình như đính lại chiếc khuy áo bị rơi ra, vắt lại lai áo bị sút,… Bài Đính khuy hai lỗ sẽ giúp các em đính được chiếc khuy hai lỗ.
- Học sinh lắng nghe
- GV ghi tên bài - HS tiếp nối nhắc lại tên bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu:
- Giới thiệu một số khuy hai lỗ và mẫu đính
khuy hai lỗ. - Chú ý lắng nghe và quan sát mẫu.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi gợi ý: - Tham khảo SGK và trả lời: + Em hãy quan sát hình 1a và nêu nhận xét
về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ?
+ Khuy hai lỗ có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
+ Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về
đường khâu trên khuy hai lỗ. + Khuy được đính vào vải bằng các đườngkhâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. + Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa
các khuy, vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo ?
+ Khoảng cách đều nhau, vị trí khuy bằng với vị trí lỗ khuyết. Khuy được cài qua lỗ khuyết.
- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Yêu cầu đọc nội dung mục II và trả lời các
câu hỏi: - Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi.
+ Quy trình thực hiện gồm có mấy bước ? + Gồm 2 bước:
Bước 1: Vạch dấu các điểm đính khuy
Bước 2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu: a) Chuẩn bị đính khuy
b) Đính khuy
c) Quấn chỉ quanh chân khuy d) Kết thúc đính khuy.
- Gọi học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 2
SGK. - HS đọc và quan sát
+ Hãy nêu vạch dấu các điểm đính khuy? + Học sinh nêu:
Đặt vải lên bàn, mặt trái ở trên. Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 3cm.
Gấp theo đường dấu và miết kĩ đường gấp để làm nẹp. Khâu lược cố định nẹp (hình 2a.
Lật mặt phải vải lên trên. Vạch dấu đường thẳng cách đường gấp của nẹp 15cm. Vạch dấu hai điểm cách nhau 4cm trên đường dấu (hình 2b).
- Yêu cầu thực hiện thao tác vạch dấu các
điểm đính khuy - Học sinh thực hiện
- Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe - Gọi học sinh đọc mục 2a và quan sát hình
3 SGK. - HS đọc và quan sát
+ Để chuẩn bị đính khuy hai lỗ, em phải
làm gì ? + Học sinh nêu: Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 5cm. xâu chỉ vào kim. Kéo hai đầu chỉ bằng nhau và vê nút chỉ.
Đặt tâm khuy vào điểm A, hai lỗ khuy nằm ngang trên đường vạch dấu. Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ cố định khuy (hình 3).
- Yêu cầu thực hiện thao tác giữ khuy để đính vào vải
- Học sinh thực hiện - Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe - Gọi học sinh đọc mục 2b và quan sát hình
4 SGK.
- HS đọc và quan sát + Hãy nêu cách đính khuy hai lỗ. + Học sinh nêu:
Lên kim từ dưới qua lỗ khuy thứ nhất. Kéo chỉ lên cho nút chỉ sát vào mặt vải (hình 4a).
Xuống kim qua lỗ khuy thứ hai và lớp vải dưới lỗ khuy (hình 4b). Rút chỉ.
Tiếp tục lên kim, xuống kim 4 - 5 lần như vậy.
- Yêu cầu thực hiện thao tác đính khuy - Học sinh thực hiện - Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe - Gọi học sinh đọc mục 2c và quan sát hình
5 SGK. - HS đọc và quan sát
+ Hãy nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy. + Học sinh nêu:
Lên kim qua hai lượt vải ở sát chân khuy nhưng không qua lỗ khuy (hình 5a). Kéo chỉ lên.
Quấn 3 - 4 vòng chỉ quanh đường khâu ở giữa khuy và vải (hay còn gọi là chân khuy) (hình 5b).
+ Em hãy cho biết quấn chỉ quanh chân
khuy có tác dụng gì ? + Làm chắc chân khuy hơn. - Yêu cầu thực hiện thao tác quấn chỉ quanh
chân khuy
- Học sinh thực hiện - Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe - Gọi học sinh đọc mục 2d và quan sát hình
6 SGK.
- HS đọc và quan sát + Hãy nêu cách kết thúc đường khuy. + Học sinh nêu:
Xuống kim
lật vải và kéo ra mặt trái. Luồn kim qua mũi khâu để thắt nút chỉ
Cắt chỉ + Em hãy so sánh cách kết thúc đính khuy
với cách kết thúc đường khâu.
+ Học sinh nêu - Yêu cầu thực hiện thao tác kết thúc đính
khuy với cách kết thúc đường khâu - Học sinh thực hiện - Gọi học sinh nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Học sinh lắng nghe
3.3. Ghi nhớ:
- Giáo viên gợi ý học sinh rút ra ghi nhớ - Học sinh rút ra ghi nhớ - Giáo viên ghi bảng ghi nhớ - Học sinh chú ý
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ - Một số học sinh đọc ghi nhớ
- Hôm nay các em học bài gì? - Học sinh trả lời: Đính khuy hai lỗ (tiết 1) - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ - Học sinh nhắc lại ghi nhớ
+ Vì sao phải nút chỉ khi kết thúc đính khuy
? + Học sinh trả lời
+ Em hãy nêu cách đính khuy hai lỗ trên vải.
+ Học sinh nêu - Giáo dục học sinh: các em cần cẩn thận
trong quá trình đính khuy, đính khuy phải chắc chắn thì sản phẩm mới chắc và bền đẹp... - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ 5. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Cả lớp chú ý lắng nghe - Dặn HS về nhà học bài
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đính khuy hai lỗ tiết 2.