Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả: cách trình bày văn bản, một số hiện

Một phần của tài liệu Giao an lop 5 (Trang 32 - 34)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

c) Hướng dẫn nhận xét về bài chính tả: cách trình bày văn bản, một số hiện

cách trình bày văn bản, một số hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài:

- CH: Bài thơ được tác giả sáng tác theo

thể thơ nào? - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát.

- Cách trình bày bài thơ như thế nào? - Khi trình bày, dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô so với lề, dòng 8 chữ viết sát lề.

- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý

đúng. - Nhận xét bạn trả lời

3.3. Viết chính tả:

- Yêu cầu HS HS gấp sách lại, lấy vở chính

tả ra viết, chú ý các em tư thế ngồi viết. - HS lấy vở ra chuẩn bị viết chính tả - GV đọc từng câu, từng bộ phận trong câu

2-3 lượt cho HS viết vào vở.

- HS viết chính tả - GV đọc lần cuối cho HS soát bài bằng viết

chì. Trong quá trình GV đọc lại bài cho HS soát lỗi, GV lưu ý HS được phép thêm các dấu thanh, dấu phụ, dấu câu (nếu thiếu) hay viết lại chữ sai ra ngoài phần sửa lỗi (nếu có).

- HS lắng nghe và soát lại bài bằng viết chì.

3.4. Thu vở, chữa bài:

- GV đính bảng phụ ghi bài chính tả lên bảng lớp (hoặc yêu cầu HS mở SGK) để soát lỗi

- Chú ý quan sát, lắng nghe

- Yêu cầu HS trao đổi vở soát lỗi - 2 HS cùng bàn trao đổi vở soát lỗi - GV chọn 5 - 7 vở của HS đến lượt để nhận

xét, chữa bài. - HS nộp vở

- Thống kê lỗi: Hỏi HS số lỗi mắc phải theo từng nhóm trình độ từ thấp đến cao

- HS nêu ra số mình mắc phải - GV nhận xét chung bài viết, về viết chính

tả và trình bày. - HS chú ý để sửa chữa các lỗi mắc phải

3.5. Hướng dẫn học sinh làm bài tậpchính tả : chính tả :

* Bài tập 2:

- Gọi HS đọc bài tập 2 - 1 HS đọc

- GV hướng dẫn HS cách làm bài tập: ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc

ngh; ô trống có số 2 là tiếng bắt đầu bằng g

hoặc gh; ô trống có số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.

- HS chú ý

- Yêu cầu HS làm bài tập vào VBT - HS làm bài

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày kết quả: thứ tự các tiếng cần điền: ngày - ghi - ngát - ngữ - nghỉ - gái - có - ngày - ghi - của - kết - của - kiên - kỉ.

- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chữa bài - Nhận xét bạn

* Bài tập 3:

- Gọi HS đọc bài tập 3 - 1 HS đọc

- GV hướng dẫn HS cách làm bài tập - HS chú ý - Yêu cầu HS làm bài tập vào VBT - HS làm bài

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - HS trình bày kết quả:

Âm đầu Đứng trước i,ê,e

Đứng trước các âm còn lại

Âm “cờ” Viết là k Viết là c Âm “gờ” Viết là gh Viết là g Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chữa bài - Nhận xét bạn, sửa chữa.

4. Củng cố:

- Hôm nay các em học bài gì? - HS trả lời - Cho HS thi đua viết lại các từ trong bài

mà các em viết chưa đúng - 3 HS lên bảng viết: mênh mông, dập dờn,Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên

dương - Nhận xét bạn

- Giáo dục HS: nhớ viết chữ đúng mẫu, viết đẹp, trình bày vở sạch, phải biết yêu quê hương Việt Nam.

- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ

- Tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường, biển đảo: Tìm hiểu bài: Giáo dục Học sinh tình yêu quê hương đất nước , bảo vệ chủ quyền đất nước (Đối với trường khu vực biển, hải đảo).

5. Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.

- Cả lớp chú ý lắng nghe - Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà

viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k; g/gh, ng/ngh.

- Chuẩn bị bài tiếp theo: (nghe-viết) Lương Ngọc Quyến

Một phần của tài liệu Giao an lop 5 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w