Cấu trúc bậc 2 của Aβ1-40 và Aβ1-42

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cấu TRÚC của AMYLOID BETA 42 và AMYLOID BETA 40 TRONG TRẠNG THÁI cân BẰNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP mô PHỎNG ĐỘNG lực học PHÂN tử (Trang 32 - 34)

Hình 5.2: Phân bố cấu trúc bậc 2 của Aβ1-40 và Aβ1-42 tại 300k (kết quả thu được

khi hệ cân bằng)

Hình 5.2 thể hiện sự phân bố cấu trúc bậc 2 trên từng residue của Aβ1-42 khi hệ cân bằng ở 300k. Tỉ lệ phần trăm của β (20.94%), helix (0.07%), turn (61.17%) và

GVHD: Th.S Trần Thị Minh Thư

SVTH : Vũ Thị Huyền Vy 26

coil (15.96%) (bảng 5.1), kết quả này phù hợp với báo cáo thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết. Thành phần β tập trung ở cùng 18-21 phù hợp với công bố của Rosenman và đồng sự khi họ sử dụng trường lực OPLS-AA/L và mô hình nước tường minh TIP3P. [40]

Cũng từ hình 5.2 cấu trúc thu được của Aβ1-40 khi hệ cân bằng ở 300k chúng tôi thu được giá trị trung bình của β, helix, turn và coil lần lượt là 8.99, 3.37, 68.60, 17.14 ( bảng 5.1), lượng β (8.99%) và helix (3.37%) có giá trị phù hợp với giá trị kết quả thực nghiệm trình bày trong báo cáo của Zhang và Danielsson.[39] Trong một số nghiên cứu khác: Mô phỏng replica exchange dùng trường lực OPLS-AA/L và mô hình nước TIP3P [208] thu được β ≈ 25%. Mô phỏng động lực học phân tử rời rạc (discrete MD) sử dụng mô hình đơn giản hóa protein bốn hạt tính được β ± 19% cho Aβ1-40 và 15% cho đoạn Aβ3-40 [41]. Các kết quả này cao hơn một ít so với của chúng tôi.

Bảng 5.1 Thành phần phẩn trăm cấu trúc của Aβ1-42 và Aβ1-40

Cấu trúc (%) Aβ1-42 Aβ1-40

β 20.94 ± 2.88 8.99 ± 1.36

α 0.07 ± 0.01 3.37 ± 0.98

Turn 61.17 ± 4.13 68.60 ± 3.47

Coil 15.96 ± 3.27 17.14 ± 3.47

Khi hệ cân bằng, cấu trúc ngẫu nhiên (coil + turn) của Aβ1-42 là 77.13% trong khi thành phần này của Aβ1-40 là 85.74% (Bảng 5.1), điều này cho thấy tính toán của chúng tôi phù hợp với kết quả của những nghiên cứu trước đây trong cả thực nghiệm và mô phỏng [7,8].

So sánh kết quả thu được với các nghiên cứu trước. Giá trị cấu trúc beta của Aβ-42 (21%) cao hơn của Aβ1-40 là (9%). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Aβ1-42 tự kết tụ nhanh hợn nhiều Aβ1-40 do trạng thái dễ kết tụ N* của Aβ1-42 có tỉ lệ cao hơn. Lượng β cao tại vùng 18-21 phù hợp với phát hiện của Romseman. Đuôi C của Aβ1-42 có nhiều β tại các residue 31-35 và 39-41. Đuôi

GVHD: Th.S Trần Thị Minh Thư

SVTH : Vũ Thị Huyền Vy 27

C của Aβ1-42 có trật tự hơn đầu N, phù hợp với kết luận từ thực nghiệm rằng đuôi C có xu hướng tạo sợi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cấu TRÚC của AMYLOID BETA 42 và AMYLOID BETA 40 TRONG TRẠNG THÁI cân BẰNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP mô PHỎNG ĐỘNG lực học PHÂN tử (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)