Phân bố cầu muối của Aβ1-40 và Aβ1-42

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cấu TRÚC của AMYLOID BETA 42 và AMYLOID BETA 40 TRONG TRẠNG THÁI cân BẰNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP mô PHỎNG ĐỘNG lực học PHÂN tử (Trang 34 - 36)

R(𝐶23𝛾 − 𝑁28𝜁 ) (𝐴°)

Hình 5.3: Phân bố khoảng cách cầu muối Asp23-Lys28 của Aβ40 và Aβ42 ở 300 K.

Vì cầu muối Asp23-Lys28 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc β, chúng tôi khảo sát cầu muối Asp23-Lys28 trong hai biến thể Aβ1-40, Aβ1-42. Phân bố khoảng cách giữa hai nguyên tử Cγ 23 và Nζ 28 của Aβ1-40 có ba đỉnh (Hình 4.4).Trong trường hợp,Aβ1-42 có một đỉnh cao ở khoảng cách tương đối ngắn, điều này cho thấy cầu muối Asp23-Lys28 của peptide này ít linh hoạt hơn biến thể Aβ1-40. Hơn nữa khoảng cách cầu muối trung bình của Aβ1-42 (7.97 A˚) ngắn hơn so với Aβ1-40 (8.59 A˚). Tính linh hoạt kém của cầu muối Asp23-Lys28 phù hợp với kết quả thực nghiệm rằng Aβ1-42 kết tụ nhanh hơn Aβ1-40. Kết quả của thí nghiệm Th-T fluorescence cũng xác nhận kết luận này đúng với cả trường hợp Aβ1-40 và Aβ1-42 khi so sánh động học tích tụ của chúng [42].

GVHD: Th.S Trần Thị Minh Thư

SVTH : Vũ Thị Huyền Vy 28

d(𝐶23𝛼 − 𝑁28𝛼) (𝐴°)

Hình 5.4: Phân bố khoảng cách d-alpha 23-28 của Aβ1-40 và Aβ1-42 ở 300k

Khoảng cách d-alpha 23-28 trong chịu ảnh hưởng bởi liên kết cầu muối Asp23- Lys28. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đỉnh của d-alpha 23-28 của Aβ1-42 cao hơn và khoảng cách ngắn hơn d-alpha 23-28 của Aβ1-40, vậy nên d-alpha 23-28 của Aβ1-42 ít linh hoạt hơn, khả năng tích tụ cũng cao hơn. Do đó ảnh hưởng của hai residue cuối cùng là Ile41 và Ala42 không chỉ tăng cường tính bền vững của cầu muối mà còn tác động lên toàn bộ hệ, điều này làm cho khả năng tích tụ của Aβ1-42 nhanh hơn đáng kể so với Aβ1-40.

GVHD: Th.S Trần Thị Minh Thư

SVTH : Vũ Thị Huyền Vy 29

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu cấu TRÚC của AMYLOID BETA 42 và AMYLOID BETA 40 TRONG TRẠNG THÁI cân BẰNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP mô PHỎNG ĐỘNG lực học PHÂN tử (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)