Các phương thức bán hàng

Một phần của tài liệu nguyễn Ngọc - báo cáo thực tập (Trang 36 - 39)

III. Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất

1.1. Các phương thức bán hàng

Đặc điểm cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ là thực hiện việc lưu thông hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Đặc biệt với nền kinh tế thị trường hiện nay trong môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương thức tiêu thụ hàng hoá khác nhau để đạt mục đích bán được nhiều hàng hoá nhất và tối đa hoá lợi nhuận. Muốn làm được điều đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cần tổ chức nhiều phương thức bán hàng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bao gồm các phương thức sau:

- Phương thức bán trực tiếp - Phương thức bán lẻ - Phương thức gửi bán Phương thức bán trực tiếp

Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp và hàng được gọi là tiêu thụ khi đó giao cho khách hàng, người bán mất quyền sở hữu về số hàng này và người mua chấp nhận thanh toán hay thanh toán số hàng mà người bán đó giao.

- Bán buôn qua kho

- Bán buôn không qua kho Bán buôn qua kho

Trường hợp bán buôn khi hàng hoá đã nhập kho được thực hiện theo hai cách là:

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng theo hợp đồng: Theo hình thức này giữa bên mua và bán phải ký hợp đồng với nhau, bên bán căn cứ vào hợp đồng đã ký xuất bán hàng hoá và vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của bên mua, bằng phương tiện tự có hoặc thuê ngoài. Các chứng từ ban đầu là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Trong đó ghi rõ số lượng giá trị thanh toán của hàng hoá chuyển đi. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho đựơc chia thành ba liên: Liên 1 lưu lại cuống, liên 2 giao cho bên mua khi đã mua hàng, liên 3 dùng để hạch toán tại phòng kế toán.

+Bán buôn qua kho theo hình thức bên mua lấy hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp thương mại:

Theo hình thức này, hai bên ký hợp đồng với nhau trong đó ghi rõ bên mua đến nhận hàng trực tiếp tại kho của bên bán. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết bên mua sẽ uỷ quyền cho người đến nhận hàng tại kho của bên bán. Khi người nhận hàng đã nhận đủ hàng và ký xác nhận trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc chứng từ bán hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hàng hoá được coi là tiêu thụ, doanh nghiệp được phép ghi nhận doanh thu.

 Bán buôn không qua kho

Đây là trường hợp bán hàng mà hàng hoá bán cho khách hàng không qua kho của doanh nghiệp. Phương thức này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí lưu thông, lưu kho và tăng nhanh sự vận động của hàng hoá. Tuy nhiên phương thức này chỉ thực hiện được trong điều kiện cung ứng hàng hoá có kế hoạch, hàng hoá có sự phân loại, chọn lọc hay bao gói của đơn vị bán hàng. Bán buôn không qua kho có hai hình thức vận chuyển:

- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Theo hình thức này, bên bán buôn căn cứ vào hợp đồng mua hàng để nhận hàng của nhà cung cấp bán thẳng cho khách hàng theo hợp đồng qua kho của doanh nghiệp. Như vậy nghiệp vụ mua bán xảy ra đồng thời,

doanh nghiệp bán buôn vừa tiến hành thanh toánvới bên cung cấp vừa tiến hành với bên mua. Chứng từ sử dụng của doanh nghiệp trong trường hợp này là hoá đơn bán hàng. - Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Thực chất đây là hình thức môi giới trong quan hệ mua bán của doanh nghiệp thương mại. Công ty bán buôn là đơn vị trung gian môi giới giữa bên mua và bên bán. Doanh nghiệp uỷ quyền cho bên mua trực tiếp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, đồng thời doanh nghiệp nhận được tiền hoa hồng do bên mua hoặc bên bán trả, sau đó bên bán gửi cho doanh nghiệp bán buôn các chứng từ bán hàng để theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Theo hình thức này, doanh nghiệp không được ghi nhận nghiệp vụ bán cũng như mua.

 Phương thức bán lẻ

Là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.

Đặc điểm của phương thức bán lẻ:

+ Hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng. + Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện.

+ Bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán ổn định. Các hình thức bán lẻ bao gồm:

- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm vật chất về số lượng hàng nhận bán tại quầy, trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng đồng thời ghi chép vào báo cáo bán hàng hoặc thẻ hàng. Cuối ngày nhân viên bán hàng kiểm tiền bán hàng và kiểm kê hàng tồn kho để xác định lượng hàng đã bán ra trong ngày rồi lập báo cáo bán hàng. Tiền bán hàng được nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền nộp cho thủ quỹ hoặc ngân hàng nếu được uỷ quyền.

- Bán lẻ thu tiền tập trung: Theo phương thức này, mỗi quầy hàng hoặc cửa hàng có một nhân viên thu tiền riêng, trực tiếp thu tiền của khách hàng và chịu trách nhiệp về số tiền hàng này. Nhân viên thu ngân có trách nhiệm viết hoá đơn thu tiền và giao cho khách hàng, báo cáo bán hàng được coi là căn cứ để hạch toán doanh thu bán hàng và đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền.

 Phương thức gửi hàng đại lý hay ký gửi hàng

Đây là hình thức mà doanh nghiệp thương mại nhờ bán hộ thông qua các đại lý hoặc nhận hàng đại lý của doanh nghiệp khác để bán hộ.

- Đối với bên giao hàng hoá đại lý:

Hàng hoá giao cho đơn vị đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và chưa xác nhận là tiêu thụ. Kế toán chỉ được hạch toán vào doanh thu bán hàng khi đơn vị đại lý thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền.

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) trên tổng giá trị hàng gửi bán đã tiêu thụ mà không trừ đi phần hoa hồng đã trả cho đơn vị nhận đại lý. Khoản hoa hồng doanh nghiệp phải trả coi như chi phí bán hàng được hạch toán vào TK 6411.

- Đối với bên nhận đại lý:

Số hàng hoá nhận đại lý không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản giữ hộ bán hộ và được hưởng hoa hồng theo hợp đồng đã ký giữa các bên. Số hoa hồng này thực chất là doanh thu của doanh nghiệp nhận đại lý.

Một phần của tài liệu nguyễn Ngọc - báo cáo thực tập (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w