- Trong các đề nghị đổi mới đó, đổi mới về mặt nào là cơ bản hàng đầu?
CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học xong bài này học sinh nắm và tường thuật được:
-Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước như Phạm Bành , Đinh Công Tráng , Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 -1896 )
- Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, nhân dân ta suốt từ miền Trung đến miền Bắc đã anh dũng đứng lên khởi nghĩa - lịch sử gọi là " Phong trào Cần Vương" ( kéo dài 12 năm )
- HS giỏi phân biệt được điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà
2.Kĩ năng:
- HS biết vận dụng kiến thức trong bài học để thuật lại diễn biến cơ bản của một sự kiện lịch sử ( một trận đánh )
3.Thái độ:
- Khâm phục lòng dũng cảm của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi cùng đông đảo các sĩ phu đã dám đứng lên chống Pháp, cứu nước. Trên cơ sở đó, HS có thể hiểu rằng, khi Tổ quốc bị lâm nguy thì bất kì ai cũng phải xả thân cứu nước.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II.NHIỆM VỤ HỌC TẬP THỰC HIỆN MỤC TIÊU (HS tự học, tự khám phá trước ở nhà) - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. GV- Hình 1 phóng to trong SGK.
- ảnh chân dung Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
A: Kiểm tra bài cũ:
- Bài lịch sử trước các em đã được biết về nhân vật lịch sử nào?
- Hãy nêu nội dung những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?