HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I.Mục đích

Một phần của tài liệu truong mam non lop mam (Trang 61 - 65)

III. Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I.Mục đích

I.Mục đích

1.Kiến thức:

-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng và môi trường sống của con cá vàng. - Biết ích lợi của cá đối với đời sống con người.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, chú ý ghi nhớ cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ và kĩ năng phát âm chính xác cho trẻ.

- Phát triển các kĩ năng vận động cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian: cá sấu lên bờ, rồng rắn lên mây...

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cá cũng như các loài vật khác.

II.chuẩn bị

- Sân chơi thoáng, sạch

- Cá vàng

III.Tiến hành 1.Ổn định

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Tập tầm vông” - Cô cho trẻ đoán tay nào cô cầm đồ vật?

- Cô đọc câu đố: “ Sống ở dưới nước Màu vàng óng mượt Có vẩy, có vây Suốt ngày bơi lội”

- Đố các con biết đó là con gì?

2. Quan sát trò chuyện

Cô cho trẻ xem một bể cá thật và hỏi

+ Ai biết gì về con cá này?

+ Con cá có đặc điểm gì? (Màu sắc, hình dáng, các bộ phận....) + Các con nhìn xem đầu cá có những bộ phận nào?

(Đầu cá có mắt, mang và miệng) + Cô đố các con biết cá thở bằng gì?

( Cho trẻ thấy và nói cho trẻ biết cá thở bằng mang) + Trên mình cá có gì? (Có nhiều lớp vẩy, vây) + Vẩy cá có tác dụng gì? ....

+ Các con nhìn xem cá đang làm gì? + Cá bơi được nhờ bộ phận nào? + Đuôi cá như thế nào?

+ Đuôi cá có nhiệm vụ gì? ( Đuôi cá có nhiệm vụ quan trọng là: Giúp các có thể bơi từ hướng này sang hướng khác như một bánh lái)

Cho trẻ mô phỏng lại động cá bơi và vận động theo bài hát “Cá vàng bơi”) + Thức ăn của cá là gì?

( Thức ăn của cá rất đa dạng và phong phú. Các loại cá cảnh nuôi trong gia đình

thường ăn các thực phẩm giành riêng. Các loài cá sống ở ao, hồ, sông, suối... ăn lá, cỏ, cây rong ở dưới nước, ăn giun, cám,...)

+ Cô cháu mình cùng cho cá ăn nhé!

+ Các con nhìn xem cá đang làm gì? ( ngoi lên, đớp mồi...)

+ Cá sống ở đâu? (Cá sống dưới nước, Cá sống ở môi trường nước ngọt như: cá chép, cá vàng, cá quả... Môi trường nước ngọt là ở ao, hồ, sông, suối...Môi trường nước mặn là nước ở biển, một số loại cá sống ở môi trường nước mặn: Cá voi, cá mập, cá đuối... + Các con thử tưởng tượng xem nếu không có nước cá sẽ như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chúng ta nuôi cá để làm gì? (Có loại để làm cảnh như con cá vàng này, có loại nuôi để lấy thịt chế biến các món ăn....)

+ Các con biết những loại cá nào khác nuôi để làm cảnh ?

+ Trong lớp mình có nhà bạn nào nuôi cá cảnh? Nhà con nuôi cá gì? Con có biết chăm sóc cá cảnh không? Con chăm sóc như thế nào?

3.trò chơi

Trò chơi vận động

Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.

* Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.

TRÒ CHƠI DÂN GIAN “RỒNG RẮN”

+ Rồng rắn đi vòng vèo trước mặt “Thầy thuốc”, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây

Có cây núc nắc Có nhà khiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không? Thầy thuốc đáp: _thầy thuốc không có nhà Rồng rắn lại đi lượn vòng vèo, hát lại đọan trên.

Thầy thuốc :Thầy thuốc có nhà,mẹ con rồng rắn đi đâu? Rồng rắn:Đi lấy thuốc cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy? Rồng rắn:Con lên một

Thầy thuốc :Thuốc không ngon Rồng rắn: Con lên hai

Thầy thuốc: Thuốc không ngon Rồng rắn :Con lên ba

Thầy thuốc:Thuốc ngon vậy, cho xin khúc đầu Rồng rắn :Những xương cùng xẩu

Thầy thuốc:Xin khúc giữa Rồng rắn :Cũng máu cùng me Thầy thuốc: Xin khúc đuôi Rồng rắn: Tha hồ thầy đuổi.

của hàng).Rồng rắn thì cố chạy,người đứng đầu cố cản thầy thuốc, các bạn trong hàng thì cố luồn lách để bảo vệ bạn cuối cùng.Cứ thế vừa chơi vừa hò reo vui vẻ đến khi một bên thua thì nghĩ, chơi tiếp lần khác.

+ Luật chơi: khi đối thoại thầy thuốc ngồi im. Khi duổi bắt thầy thuốc phải chạm tay vào bạn cuối cùng thì mới thắng. sau thời gian qui định nếu thầy thuốc không chạm dược bạn cuối hàng thy62 thuốc thua sẽ mất một lược chơi. Nếu chạm dược bạn cuối hàng sẽ làm thầy thuốc.

Chơi tự do: chơi tự do với đồ chơi trong sân trường

Một phần của tài liệu truong mam non lop mam (Trang 61 - 65)