Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 107 - 111)

tài nguyên thiên nhiên. 1. Địa hình:

- Đặc điểm: Nghệ An nằm phía đông Trờng Sơn Bắc, địa hình đa dạng, phức tạp được chia cắt bởi hệ thống sông suối.

83% diện tích tự nhiên với độ cao 500- 1000m đỉnh núi cao nhất là Puxailaileng có độ cao 2.711m nằm trên biên giới Việt Lào thuộc huyện Kỳ Sơn.

+ Ngoài 2 dạng địa hình trên thì ở Nghệ An còn có địa hình núi đá vôi, rải rác có những núi đá vôi nhỏ nổi lên giữa vùng đồng bằng tạo thành một dạng địa hình khá độc đáo mà ngời dân địa phơng gọi là “lèn” thuộc các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lu, Trong đó điển hình là lèn Hai Vai ở Diễn Châu.

- H: Các nét đặc trng về khí hậu của tỉnh Nghệ An ( nhiệt độ, độ ẩm, lợng ma, sự khác biệt giữa các mùa…)

- H: ảnh hởng của khí hậu tới sản xuất? * GV mở rộng:

+ Về chế độ nhiệt:Tổng lượng nhiệt bức xạ là 131,8 kcal/cm3 /năm. nhiệt độ trung bình > 250C số giờ nắng trung bình đạt 1400 h/năm + Về chế độ ma: LMTB >= 1700mm. Độ ẩm > 80%. Nơi khô hạn nhất là thị trấn Mờng Xén (Kỳ Sơn). Lợng ma trung bình 600- 800mm.

Mùa ma từ tháng 7-9, Mùa khô từ tháng 12- 3.

+ Chế độ gió: Từ tháng 4 – 3 chịu tác động trực tiếp của gió mùa tây nam:khô và nóng ; Từ tháng 11-tháng 3 năm sau ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ớt.

ú Khí hậu của tỉnh tạo thuận lợi cho cây cối sinh sôi phát triển, thực hiện đợc các biện pháp liên hoàn trong SX nông nghiệp.

ú Khó khăn: Mùa hạ thiếu nớc, khô hạn mùa ma gió bão …

H: Mạng lới sông ngòi có đặc điểm gì ? Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và SX nh thế nào?

H: Nguồn nớc ngầm có đặc điểm gì?

H: Tại sao phần lớn các phụ luư của sông Cả lại có độ dốc lớn và lắm thác ghềnh?

* GV mở rộng:

+ Sông Cả chạy theo hớng TB-ĐN chiếm tới 80% lượng nước sông ngòi toàn tỉnh, với chiều dài 390 km. Thượng nguồn sông Cả có 2 phụ luư chính là Nậm Sơn và Nậm Mộ. + Phần lớn các phụ luư sông Cả đều chảy qua vùng núi cao huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn nên có độ dốc rất lớn và lắm thác ghềnh.

+ Mật độ trung bình của mạng lới sông ngòi đạt 0,6km2 .

2. Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, có sự phân hóa theo độ cao

- Mùa hạ: Chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam: khô và nóng.

3. Thuỷ văn:

- Phần lớn sông ngòi của tỉnh thuộc hệ thống sông Cả.

- Nguồn nước ngầm tương đối phong phú.

4. Thổ nhưỡng

- Gồm: đất feralit ở vùng núi và đất phù sa ở đồng bằng.

- H: Các loại thổ nhưỡng?

- H: Đặc điểm của thổ nhưỡng và phân bố thổ nhưỡng?

- H: ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất?

- H: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh ntn? * GV mở rộng:

+ Đất feralit gồm có đỏ vàng, đất đen, đất phong hóa trên đá vôi chiếm phần lớn diện tích đất ở vùng núi. Đặc biệt có đất đỏ badan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳnh L- u…-> phát triển cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả.

+ ở nghệ An hiện nay đất nông nghiệp chiếm 11%, đất cha sử dụng 41,6% , đất lâm nghiệp 43.2% các loại đất khác 4,2%.

- H: Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên ở Nghệ An?

-H: Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng?

- H: Có vờn quốc gia gì?

- H: Nêu tên các loại khoáng sản chính và sự phân bố của chúng?

- H: ý nghĩa của sự khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế ?

* GV mở rộng:

+ Trữ lượng khoáng sản lớn nhất là VLXD với nguồn đá vôi có trữ lợng 650 triệu m2: đá trắng 20 triệu m2: đá badan 260 triệu m2. Các khoáng sản này tập trung ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Quỳnh Lu…

+ Kim loại màu và kim loại quý có nhiều loại quan trọng nhất là thiếc ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu.

- GV: Yêu cầu học sinh nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đờ sống kinh tế xã hội.

5. Sinh vật:

- Khá đa dạng: 717.000 ha rừng - Sinh vật biển phong phú: 267 loài cá

6. Khoáng sản:

Phong phú, trong đó có nhiều loại có giá trị.

VLXD ( đá vôi, thiếc, vàng…)

3. Củng cố:

Câu 1: Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển KT- XH của tỉnh?

Câu 2: Căn cứ vào bảng số liệu sau đây: Lợng ma các tháng trong năm

Năm th1 th2 th3 th4 th5 th6 th7 th8 th9 th10 th11 th12

2001 23 20 93 18 302 96 110 318 208 362 30 54

2005 7 22 26 30 122 93 256 477 451 122 93 16

a. Nhận xét chế độ ma hằng năm của NA? b. Hẵy cho biết mùa lũ của sông Lam?

Câu 3: GV yêu cầu HS đọc 2 bài đọc thêm: Tài nguyên biển NA và một kho vàng xanh trong tài liệu đại lý của địa phơng NA.

4. Dăn dũ:

- Dặn HS trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGKtrang 147 - Đọc và tìm hiểu trớc bài 42.

Ngày 30 tháng 3 năm2014.

Tiết 52: Bài 42

địa lý ĐỊA PHƯƠNG (tiếp)

Đặc điểm dân cƯ và nguồn lao động

I.Mục tiêu: Sau bài học, hs cần:

1. Về kiến thức:

- Biết đợc dân số của tỉnh Nghệ An(2007)

- Hiểu vàc trình bày đợc tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết đợc cơ cấu dân số của tỉnh, sự thay đổi cơ cấu dân số.

- Hiểu và trình bày đợc đăc điểm và mật độ dân số và phân bố dân c của nớc ta.

2. Về kỹ năng: - Biết phân tích bảng số liệu về tỉ suất sinh, tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên. 3. Về thái độ: - Giáo dục HS ý thức đợc sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. 3. Về thái độ: - Giáo dục HS ý thức đợc sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, và gia tăng tự nhiên của tỉnh. - Một số tranh ảnh, t liệu về TNTN của tỉnh

III. lên lớp:

1. ổn định tổ chức: 2. Bài cũ:

a. Vị trí địa lý của Nghệ An có ý nghĩa ntn trong phát triển KT-XH. b. Nêu ảnh hởng của gió mùa Tây Nam đến SX nông nghiệp.

3. Bài mới:

: Giai đoạn 1995-2006, đi đôi với tăng trởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số và chất l-

ợng cuộc sống của nhân dân đợc cải cải thiện rõ rệt. Với truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo, lao động Nghệ An là nguồn lực có tính chất quyết định trong quá trình CNH-HĐH.

Hoạt động: GV- HS Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1: Cá nhân / cả lớp

- H: Hiện nay tính đến 12/2007, NA có dân số là bao nhiêu? Đứng thứ mấy về dân số trong 63 tỉnh thành phố?

* GV mở rộng:

Dân số NA đứng thứ 4 sau Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Hà Nội. Huyện có số dân đông nhất là Quỳnh Lu với 368.660 ngời và ít nhất là thị xã Cửa Lò với 50395 ngời.

- H: So sánh diện tích và dân số của tỉnh NA với các tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh?

- H: Với dân số đông nh trên có ảnh hởng gì đến sự phát triển KT-XH của tỉnh?

-H: Quan sát SGK cho biết hiện nay gtds của tỉnh là bao nhiêu?

- H: Dựa vào bảng tỷ suất sinh, tỷ suất tử, tỷ lệ gia tăng tự nhiên nhận xét tình hình gia tăng dân số của tỉnh NA giai đoạn 2002-2007?

- H: Nguyên nhân tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm trong giai đoạn trên ?

* GV mở rộng:

Việc giảm nhịp độ gia tăng dân số tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt giữa vùng núi và vùng đồng bằng ven biển, giữa thành thị với nông thôn. Các huyện đồng bằng và thành phố Vinh có tỷ lệ gia tặng tự nhiên dới 1%, ngợc lại các huyện vùng núi cao (Tương Dương , Kỳ Sơn..)gia tăng tự nhiên >1,3%.

1. Dân số và gia tăng dân số

a. Dân số:

- Nghệ An là tỉnh có số dân đứng thứ 4 cả nớc với dân số là: 3.122.405 ngời( 2007)

b. Gia tăng dân số:

- Tỷ lệ gia tăng dân số của tỉnh:1,3% (2007)

* Hoạt động 2:

Yêu cầu:

+ Nhóm 1: tìm hiểu về kết cấu dân số theo lao động.

.> Số ngời trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ bao nhiêu %? Lao đông cha qua đào tạo chiếm ? %

- Lao động cha qua đào tạo ở tỉnh NA chiếm tỉ lệ cao ảnh hởng ntn đến quá trình phát triển KT- XH?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu kết cấu dân số theo dân tộc. - Cho biết các thành phần dân tộc của tỉnh? Thành phần dân tộc nào chiếm tỷ lệ lớn nhất? - Hãy giới thiệu kinh nghiệm SX, phong tục tập quán hoặc lễ hội văn hóa của một số dân tộc thiểu số ở NA.

-> Đại diện nhóm hs trả lời. -> GV chuẩn bị kiến thức.

* Hoạt động 3: Cá nhân / cả lớp

- H: Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc điểm dân số tỉnh NA?

- H: cho biết sự phân bố dân c giữa đồng bằng và miền núi?

- H: Loại hình cư trú chủ yếu của ngời dân Nghệ An là gì?

-> HS trả lời

-> GV chuẩn bị kiến thức:

- H: Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân c của huyện em?

* Hoạt động 4: Cá nhân / cả lớp

- H: Giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa của tỉnh mà em biết?

-> HS trả lời

-> GV chuẩn bị kiến thức: * GV mở rộng:

- NA có nhiều danh nhân văn hóa: Mai Hắc Đế, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…

2. Kết cấu dân số:

a. Kết cấu dân số theo lao động.

- Năm 2005 số ngời trong độ tuổi lao động chiếm 39,7% dân số toàn tỉnh.

- Lao động qua đào tạo 13%.

b. Kết cấu dân số theo dân tộc.

- Thành phần dân tộc của tỉnh khá đa dạng: ngời Kinh chiếm khoảng 90%, Thái, Hơmông, Khơmú…

3. Phân bố dân cư.

- Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2007 188 ngời / km2.

- Dân c tập trung chủ yếu ở đồng bằng và tha thớt ở miền núi

- Loại hình c trú chủ yếu của tỉnh là nông thôn.

4. Truyền thống lịch sử vănhóa. hóa.

- Nghệ An là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân.

- Là quê huơng của cao trào Xô Viết.

- Là kho tàng của những làn điệu dân ca.

4. Củng cố:

Hãy chỉ ra các đặc điểm tự nhiên và văn hóa NA qua câu đối sau đây: “ Gió lộng Lam Giang, câu ví đò đưa vui cảnh tết Trăng lồng Đại Huệ, lời ru non nước ấm tình xuân”

5. Dặn dò

- Dặn HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trớc bài 43.

Ngày 06 tháng 04 năm2014 .

Tiết 53. Bài 43: Địa lý ĐỊA PHƯƠNG (tiếp) Địa lý kinh tế Nghệ An

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 107 - 111)

w