1. Phân giải prôtein và ứng dụng
Protein Axit amin ( phân giải ngoại bào nhờ proteaza)
- Các axit amin được VSV sử dụng để sinh tổng hợp Prôtêin cho cơ thể chúng hoặc tiếp tục bị phân giải (quá trình lên men thối)
*Ứng dụng
- Sản xuất nước mắm, các loại nước chấm, tương
- Nem chua, làm chín cá muối, pho mát..
- GV: Hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng VSV phân giải protein ?
-HS: Nhờ proteaza của VSV mà protein của cá, đậu tương…được phân giải tạo ra axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắn, nước chấm...
-GV: Các VSV phân giải protein có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?
- GV: Hãy kể tên những thực phẩm giàu Prôtêin được sử dụng trong đời sống hàng ngày ?
HS: Thịt , cá, trứng , sữa, đậu…
-GV: Điều gì xảy ra đối với các loại thực phẩm trên nếu các VSV xâm nhập vào Prôtêin?
- HS: Các sản phẩm trên sẽ bị hư hỏng
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh thực phẩm bị hư hỏng do các VSV phân giải prôtêin gây nên.
- GV: Sử dụng các thực phẩm đã bị VSV thối rữa xâm nhập có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
- HS: Có hại cho sức khỏe
- GV: Muốn các thực phẩm giầu prôtêin không bị biến chất và hư hỏng cần phải làm gì? - HS: Cần phải có biện pháp bảo quản thích hợp.
-GV: Bổ sung các biện pháp bảo quản thích hợp có tác dụng giữ được chất lượng, hạn chế tổn hao các chất dinh dưỡng và ATVSTP ... GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK - 92 để tìm ra đặc điểm chung của quá trình phân giải polisaacarit nhờ VSV?
-GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ phân giải polisaccarit nhờ VSV và nêu sản phẩm của quá trình phân giải polisaacarit? sản phẩm đó được VSV sử dụng làm gì?
- VSV phân giải có vai trò rất quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên: Chúng phân hủy prôtêin trong xác động vật, thực vật và khoáng hóa các hợp chất này để tạo thành amoniac, làm giàu cho đất cung cấp nguồn nitơ dinh dưỡng cho cây trồng.
*Tác hại: Làm hư hỏng các sản phẩm giầu prôtêin như thịt, cá, trứng sữa...
HS : Sản phẩm của quá trình phân giải polisaccarit nhờ VSV là mônôsaccarit, sản phẩm này được VSV phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hay lên men.
-GV: Phân giải polisaacarit nhờ VSV được ứng dụng trong đời sống như thế nào?
-GV: HS thảo luận nhóm và điền kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
HS: thảo luận nhóm và báo cáo
GV: Chỉ rõ cho HS thấy được 2 giai đoạn phân giải (ngoại bào và nội bào) của sơ đồ được trình bày trong SGK.
-GV: Yêu cầu HS kể thêm các ứng dụng quen thuộc khác c ủ a quá trình lên men rượu? -HS: Trả lời câu hỏi
-GV: giới thiệu cho HS sản phẩm khác của quá trình lênvmen êtilic…Tuy nhiên quá trình lên men rượu tự nhiên thường thấy trong các loại dịch đường như xirô, nước quả, kem…lạivgây hư hỏng sản phẩm.
-GV: Giải thích sơ đồ trình bày trong SGK chỉ thể hiện giai đoạn phân giải nội bào. Giải thích vi khuẩn lactic đồng hình khác với vi khuẩn lactic dị hình.
GV: Giới thiệu cho HS một số ở chỗ nào, từ đó dẫn đến sản phẩm của hai quá trình này khác nhau.
GV: Yêu cầu HS kể những ứng dụng của quá trình lên men lactic mà em biết?
GV: Hãy cho biết việc muối chua rau quả đã đem lại những giá trị gì?
HS: Vai trò của quá trình muối rau quả: Tạo lượng sinh khối vi khuẩn có ích, ức chế các vi khuẩn gây thối, gây chua, tạo vị thơm ngọt cho sản phẩm, chuyển rau quả về dạng “chín sinh học” do đó mà hiệu suất tiêu hóa cao.
GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK. GV: Đặt vấn đề: Xenluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Đó là cơ chất không hòa tan khó phân giải. Hàng ngày, hàng giờ một lượng lớn xenlulôza được tích lũy lại trong đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống. Rồi một phần không nhỏ do con người thải ra dưới dạng rác, giấy vụn, mùn cưa…. không có
2. Phân giải polisaccarit
PG ngoại bào Polisaccarit Mônôsaccarit (Tinh bôt, Xenlulôzơ...)
*Ứng dụng: a. Lên men êtilic
Tinh bột nam_duong_hoaGlucozơ
nam_men_ruou Êtanol + CO2
Ví dụ: Lên men rượu được ứng dụng trong sản xuất rượu, bia, rượu vang, men bánh mì, sinh khối nấm men dung trong chăn nuôi và lên men glyxerin.
b.Lên men lactic là quá trình chuyển hóa kị khí đường (glucozơ, lactozơ…) tạo ra axit lactic có 2 loại lên men lactic:
+ Glucozơ VK_lactic_donghingAxit lactic
+ Glucozơ VK_lactic_di_hing Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit êtilic…
-Ví dụ: Các quá trình muối chua rau quả, ủ chua thức ăn gia súc, sản phẩm sữa chua,…
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các VSV phân giải xenlulôza hoạt động ?
HS: Nếu không có quá trình phân giải của VSV chất hữu cơ khổng lồ này sẽ
ngập tràn trái đất.
GV: Vì sao VSV có khả năng phân giải xenlulôzơ? Quá trình phân giải đó có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Cho HS quan sát hình ảnh một số loại rau, củ, quả bị hư hỏng và đặt câu hỏi:
1. Nguyên nhân gây hư hỏng các loại thực phẩn trên?
2. Các VSV phân giải xenlulôza có tác động thế nào tới các loại rau, hoa quả…?
HS: Trả lời
-GV: Bổ sung VSV phân giải Xenlulôza có tác dụng rất lớn đối với tự nhiên, nhưng trong đời sống các VSV phân giải xenlulôza - pectin là nguyên nhân gây hư hỏng các nguồn nguyên liệu thực phẩm là thực vật. Thủy phân các chất pectin dẫn đến làm tơi thịt quả và rau cho tới khi các mô bị rã rời, còn thủy phân xenluloza dẫn đến phá hỏng thành tế bào của thịt quả và làm cho VSV khác lọt vào bên trong các tổ chức mô thực vật. GV: Các VSV có thể xâm nhập vào rau, hoa quả bằng cách nào? HS: Trả lời câu hỏi
GV: Giải thích bổ sung : Trên bề mặt rau quả có số lượng VSV với số lượng nhiều ít khác nhau. Những VSV gây thối hỏng
rau quả thường do gió mang tới hoặc qua tay người, các dụng cụ làm vườn. Hoa quả tươi và lành lặn thì chỉ có bề mặt là nhiễm tạp khuẩn, còn bên trong thường vô trùng. Trong quá trình chuyển và bảo quản các VSV này xâm nhập vào bên trong và gây ra hư hỏng.
GV: Cần phải có biện pháp gì để ngăn chặn sự xâm nhập củaVSV vào rau quả sau khi thu hoạch ?HS : Trả lời câu hỏi
c. phân giải xenlulôzơ
- Vai trò: Làm đất giàu dinh dưỡng, tránh ô nhiễm môi trường.
- Tác hại: Do quá trình phân giải xenlulôzơ mà VSV làm hỏng thực phẩm là thực vật (các loại rau củ), quần áo, thiết bị có xenlulôzơ.
GV: Đế bảo quản thực phẩm hiện nay
người ta dùng một số c h ấ t s á t khuẩn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm cũng có mặt hạn chế vì những chất này thường có độc tính. Vì thế nếu lạm dụng các chất bảo quản sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. GV: Giới thiệu một số ứng dụng khác