IV. Tiến trình bài giảng.
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut.
gặp do virut.
-Bệnh đường hô hấp: Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản...
-Bệnh đường tiêu hoá: Viêm gan, tiêu chảy, quai bị…
- Bệnh thần kinh: Viêm não, bại liệt…
- Bệnh đường sinh dục: HIV, giang mai, viêm gan B....
- Bệnh da: Đậu mùa, sởi...
III.Miễn dịch
*Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
GV: Giải thích để HS hiểu rõ hơn về vai trò của miễn dịch không đặc hiệu.
Cơ thể chúng ta không thụ động trước sự tấn công của VSV gây bệnh. Cơ thể có nhiều cách ngăn trở sự xâm nhập và sự nhân lên của các VSV gây bệnh trong các mô, các cơ chế đó là: Cơ chế không đặc trưng (Miễn dich không đặc hiệu) và cơ chế đặc trưng (Miễn dich đặc hiệu).
Miễn dich không đặc hiệu là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn cẳn sự xâm nhập vào cơ thể là hàng rào vật lí, hóa học, VSV:
+ Hàng rào vật lí bao gồm da, niêm mạc ở các đường hô hấp tiêu hóa...
+ Hàng rào hóa học bao gồm khả năng tiết ra một số chất ức chế sinh trưởng của VSV như lizôzim trong nước mắt, nước mũi...
+ Hàng rào VSV đó là các VSV sống trên bề mặt cũng như bên trong cơ thể. Chúng không gây hại mà có lợi do chúng chiếm trước vị trí của các VSVgây bệnh dẫn đến làm giảm nồng độ ôxi, cạnh tranh và nhiều VSV còn tiết ra chất diệt khuẩn.
GV: Sử dụng các câu hỏi bổ xung:
- Hãy kể tên những bệnh truyền nhiễm mà em biết? Và nêu các biện pháp chính để phòng chống các bệnh truyền nhiễm đó?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Khi cơ thể đang bị VSV gây bệnh tấn công mạnh thì cần phải làm gì?
HS: Cần sử dụng ngay các biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là sử dụng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng được thầy thuốc chỉ dẫn .
GV: Bổ sung và giải thích rõ cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
*Tạo điều kiện sống vệ sinh:
+ Ăn uống sạch (nước đun sôi, thức ăn nấu chín) sẽ ngăn chặn mần bệnh xâm nhập vào
cơ thể theo đường tiêu hóa.
+ Ở sạch sẽ hạn chế mần bệnh và các trung gian truyền bệnh (Ruồi, muỗi, ve, bét...) đưa mần bệnh xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn....
* Thường xuyên luyện tập để tang sức đề kháng của cơ thể. Nếu mần bệnh xâm nhập được vào cơ thể thì cơ thể cũng đủ sức chống chọi và tiêu diệt chúng.
* Tiêm chủng phòng bệnh theo chương trình quy định giúp tăng thêm sức đề kháng của cơ thể với một số bệnh dịch nguy hiểm.
Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh sẽ phát triển và biểu hiện, cần phát hiện sớm và điều trị ngay bằng các loại thuốc có thể bổ sung và thay thế phần sức đề kháng bị thiếu hụt giúp chặn đứng bệnh dịch.