I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được:
NS: 1/03/2008 ĐỀ TÀI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Tiết: 25 Vẽ tranh (KT 1Tiết)
I/ MỤC TIÊU: Qua bài dạy học sinh cần nắm được :
1/ KT: Giúp hs biết thêm một số trò chơi dân gian ở các vùng miền khác nhau. 2/ KN: Vẽ được tranh có nội dung phản ánh trò chơi dân gian mà em yêu thích nhất. 3/ TĐ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc qua các trò chơi dân gian II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số tranh vẽ về đề tài trò chơi dân gian. Tranh minh họa các bước vẽ
HS: Dụng cụ học tập giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ… 2/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp quan sát Phương pháp trực quan Phương pháp vấn đáp Phương pháp thực hành. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3/ Bài mới:Ở phân môn vẽ tranh các em đã học và vẽ những đề tài nào rồi? ( HS trả lời một số đề tài đã học). Vậy các em đã học qua không ít đề tài và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm 1 đề tài mới nữa đó là đề tài trò chơi dân gian.
Nội dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Bổ sung
I/Tìm và chọn nội dung đề tài:
II/Cách vẽ:
Chọn nội dung trò chơi dân gian mà em yêu thích nhất.
Sắp xếp các mảng chính phụ số người chơi và vị trí chơi.
Vẽ hình cho phù hợp với nội dung trò chơi. Vẽ màu.
III/Thực hành:
GV treo 1 số tranh vẽ trò chơi dân gian .
Tranh này vẽ trò chơi gì? Các bạn đang chơi ở đâu? Trong tranh nhóm chính là hình nào?
Màu sắc thuộc gam màu nào?
Vậy ngoài những trò chơi mà các em đã xem còn có những trò chơi nào khác nữa?
Để vẽ được tranh ta cần tiến hành theo các bước như thế nào?
Gọi 1,2 HS trả lời và bổ sung.
GV KL: (Sgk)
Quan sát tranh vẽ và trả lời theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Ngoài ra còn có chơi nẻ, chơi chuông, Bắn bi, Rồng rắn, trốn tìm…
1.Tìm và chọn nội dung trò chơi mà em thích.
2.Sắp xếp các mảng chính phụ số người chơi và vị trí chơi. 3.Vẽ hình cho phù hợp với nội dung trò chơi.
Vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian.
Quan sát lớp làm bài. Làm bài.
Đánh giá kết quả học tập :
+ Điểm 9-10 : Bài vẽ tốt về nội dung bố cục màu sắc.
+ Điểm 7-8 : Bài vẽ rõ nội dung, nhưng bố cục hoặc màu sắc chưa hợp lí. + Điểm 5-6 : Bài vẽ thể hiện được nội dung nhưng chưa đảm bảo về bố cục và màu sắc.
+ Điểm > 5 Bài vẽ chưa rõ nội dung và bố cục . IV/HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
-BVH: Về nhà vẽ thêm 1 tranh dân gian với nội dung bố cục khác mà em thích. -BSH: Bài26 : TTMT Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì phục hưng.
+Mĩ thuật Ý thời kì phục hưng có được chia ra thành những giai đoạn nhỏ nào? +Ở mỗi giai đoạn có những họa sĩ nào? cùng với những tác phẩm nào nổi tiếng? + Mĩ thuật Ý thời kì phục hưng có những đặc điểm gì?