Nội dung đầu tư phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP (Trang 34)

I. Nội dung nhận xét:

2.2.3. Nội dung đầu tư phát triển của Công ty

2.2.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 2.4 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

(Đơn vị tính: Đồng)

2018 2019 2020

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ trọng % vốn đầu tư xây dựng cơ bản/ Tổng vốn đầu

tư phát triển

99.3% 99.25% 99.4%

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Theo bảng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty có sự biến động như sau:

Từ năm 2018 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 258.093.433 đồng (99.3%) cao hơn so với năm 2019 là 0.05% với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 357.941.917 đồng (99.25%). Đến năm 2020 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 99.848.484 chiếm 99.4% vượt hơn so với năm 2019 là 0.15%.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm tăng cao vì máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng đã quá cũ nên không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên cần phải đầu tư và nâng cấp sữa chữa và chủ yếu đầu tư vào máy nâng – chuyển, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy động cơ, máy phát lực…

2.2.3.2. Đầu tư phát triển nhân lực

Bảng 2.5 vốn đầu tư nguồn nhân lực

(Đơn vị tính: Đồng) 2018 2019 2020 Tổng vốn đầu tư nguồn nhân lực 10.000.000 10.000.000 10.000.000 Tỷ lệ % vốn đầu tư nhân lực/ Tổng nguồn vốn đầu tư 0.35% 0.25% 0.2% Số lượng nhân viên được đào

tạo

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Theo bảng vốn đầu tư nguồn lực của Công ty có sự biến động như sau:

Trong các năm có tổng vốn đầu tư nguồn nhân lực không thay đổi là 10.000.000 đồng và có tỷ trọng năm 2018 là 0.35% cao hơn so với năm 2019 0.10% và năm 2020 tiếp tục giảm 0.5%, nhưng số lượng nhân viên được đào tạo năm 2019 thấp hơn năm 2018 là 1 người đến năm 2020 thì số lượng nhân viên được đào tạo thì tăng 3 người.

Vì là Công ty có quy mô còn nhỏ và trình độ chuyên môn của người lao động đã ổn định nên người đã có kinh nghiệm kèm cặp cho người mới cho nên việc đầu tư vào nguồn nhân lực chưa cao nhưng qua bảng số liệu thì số lượng nhân viên được đào tạo đang có hướng tăng. Hình thức đào tạo là đào tạo là cử nhân viên tham gia các chương trình đạo tạo bên ngoài.

2.3.2.5. Đầu tư khác.

Bảng 2.6: Vốn đầu tư về maketing

(Đơn vị tính: Đồng) 2018 2019 2020 Tổng vốn đầu tư maketing 10.000.000 20.000.000 20.000.000 Tỷ lệ % vốn đầu tư maketing/ Tổng nguồn vốn đầu tư 0.35% 0.5% 0.4% (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Theo bảng vốn đầu tư maketing của Công ty có sự biến động như sau:

Trong năm 2018 tổng vốn đầu tư maketing của Công ty là 10.000.000 chiếm 0.35% trên tổng nguồn vốn đầu tư nhưng đến năm 2019 thì vượt 10.000.000 tăng 0.15% so với năm 2018, đến năm 2020 tỷ lệ vốn đầu tư maketing giảm 0.1%.

Hình thức maketing mà Công ty sử dụng là quản cáo ngoài trời giữ kết nối với khác hàng cũ và khách hàng có tiềm năng và phát tờ rơi cho thấy hoạt động maketing còn rất yếu vì Công ty chưa có mặt nhân sự maketing và chưa có gì khác biệt về quản cáo.

3 PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Một số đánh giá, nhận xét khái quát về công tác kế hoạch và đầu tư củaCông ty Công ty

3.1.1. Về công tác kế hoạch

Những kết quả đạt được

- Trong thời gian qua công tác dự báo và xây dựng kế hoạch của Công ty hạn chế chưa bám sát theo khả năng thực hiện của công ty. Xác lập kế hoạch kinh doanh thì phù hợp với xu hướng thị trường và tiềm năng của công ty trong từng thời kì.

- Công tác kế hoạch của công ty được tổ chức một cách có hệ thống, có quy trình phương pháp rõ ràng, cụ thể từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch cho đến khâu kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch giúp công ty đạt được những kết quả tốt

- Về cơ cấu tổ chức từng bước được ổn định; cải cách thủ tục hình chính nhất là việc ứng dụng văn phòng điện tử đã được triển khai áp dụng hiệu quả; năng suất và chất lượng lao động được chú trọng.

- Về nguồn việc tương đối dồi dào.

- Về trình độ chuyên môn: Số lượng viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu chung của ngành, cũng như xã hội.

- Các hoạt động chính trị, tư tưởng, đoàn thể, nội quy, quy chế dân chủ cơ quan… đi vào nề nếp và có chuyển biến tốt.

- Các phòng, bộ phận chuyên môn của đơn vị đã thực hiện đúng theo phương án cổ phần hóa và phương án sử dụng lao động; thực hiện theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng gắn với trách nhiệm cá nhân cụ thể.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy cũng còn tồn tại những mặt hạn chế:

 Công ty chưa thật sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch.

 Xây dựng kế hoạch chưa bám sát với thực tế, phân bổ công việc, nhiệm vụ theo kế hoạch còn dàn trải, chưa cụ thể.

 Chưa tạo hết điều kiện cho công nhân viên học hỏi nhau, chế độ tăng lương định kì, thưởng quý còn hạn chế.

 Kế hoạch kinh doanh chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng

3.1.3. Về công tác đầu tư

Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư của công ty đạt được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện sự đúng đắn và hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Công ty tăng cường đầu tư vào các trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó công ty cũng biết phát huy những lợi thế của trang thiết bị cũ và vận dụng tốt các máy móc, thiết bị tạo ra năng xuất sử dụng máy móc cao.

Ngoài ra công ty còn chú trọng đào tạo cho đội ngũ nhân viên, tạo mọi điều kiện cho tất cả mọi người học tập và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhờ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra môi trường làm việc năng động, phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của từng công nhân viên.

Đầu tư maketing của Công ty giúp quảng bá đươc hình ảnh của Công ty và tiếp cận thị trường nhanh hơn so với truyền thống

Đầu tư hoạt động marketing của công ty còn khá đơn giản, chưa được chú trọng nhiều, công ty chưa thực sự đầu tư vào hoạt động này. Các hình thức quảng cáo còn chưa áp dụng rộng rãi trên thị trường.

Thời gian thực hiện dự án thường kéo dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan.

Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng về nguồn lực của công ty.

3.2. Một số kiến nghị công tác kế hoạch đầu tư của Công ty

3.2.1. Công tác kế hoạch

Công tác kế hoạch của công ty đề ra nên sát với thực tế, mang tính thiết thực cao, có như vậy mới mag lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Công tác lập kế hoạch phải gắn liền với nguồn lực và tiềm năng vốn có của công ty. Phân công nguồn lực rõ ràng, tránh lãng phí cho công ty.

Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch của công ty, có chính sách điều tiết rõ ràng để khi có rủi ro xảy ra thì vẫn ứng phó kịp thời.

Lập kế hoạch cho công ty phải nghiên cứu và nắm rõ tình hình thị trường, xác định được nhu cầu của thị trường để khi đưa vào thực hiện đầu tư không bị lệch hướng.

Đề ra các kế hoạch kinh doanh của công ty cho hợp lí, có như vậy thì công ty mới cạnh tranh được với những công ty khác trên thị trường và đứng vững trên nền kinh tế thị trường.

3.2.2. Công tác đầu tư

Về sử dụng vốn: Trước khi lập kế hoạch đầu tư phải phân tích và tính toán đầy đủ về nhu cầu thị trường cũng như các khía cạnh khác. Xác định đúng tổng vốn

đầu tư tại thời điểm xây dựng, bố trí vốn cho các dự án phải đúng tiến độ thực hiện, không nên bố trí dàn trải so với tiến độ thực hiện. Thực hiện một cách nghiêm túc việc tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Cần xác định rõ mục tiêu trước khi đầu tư và xem xét khả năng thu hồi vốn. có như vậy thì mới sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

Về nâng cao máy móc thiết bị: Cần quan tâm hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học để cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong công ty.

Về đầu tư đào tạo nguồn nhân lực: Luôn tạo điều kiện cho nhân công có cơ hội học hỏi, tăng khả năng sáng tạo nâng cao tay nghề. Tiếp cận với máy móc hiện đại cũng như bắt kịp sự phát triển của công nghệ hiện đại để không bỡ ngỡ khi tiếp xúc với nó.

Về đầu tư cho hoạt động marketing và quảng cáo mở rộng thị trường: Công ty chưa thực sự đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động marketing và quảng cáo. Chưa có các chương trình quảng bá hình ảnh công ty cũng như về hoạt động công ty trên thị trường. Công ty cần đầu tư nhiều hơn vào hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mình trên thị trường.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường ở nước ra tuy có sự điều tiết của Nhà nước nhưng vẫn là nơi biểu hiện của sự cạnh tranh gay gắt, nơi thử thách tài nghệ và sự năng động của từng doanh nghiệp để được tồn tại và phát triển. Bên cạnh hàng loạt các doanh nghiệp mới ra đời cũng có không ít doanh nghiệp đã và đang bị phá sản do không đuổi kịp cơ chế mới. Thực trạng trên đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thị trường phải có một mục tiêu chiến lược kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là phải có kế hoạch và biện pháp thực hiện cho phù hợp với từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian thực tập tại công ty, mặc dù đã có sự nỗ lực rất nhiều do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các cô chú và anh chị trong phòng Tài chính kế toán của Công ty để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình. Đó là hành trang quý giá để em có thể đi vào thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình cô giáo Th.S Lê Mỹ Kim

cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình chu đáo của các cô, chú , anh, chị trong phòng kế toán và các phòng ban đã hết lòng giúp đỡ em trong việc hoàn thành báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC THAM KHẢO

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2018 và kế hoạch 2019 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2019 và kế hoạch 2020 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2020 và kế hoạch 2021 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy

Báo cáo Tài chính năm 2018 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy Báo cáo Tài chính năm 2019 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy Báo cáo Tài chính năm 2020 của Công ty TNHH xây dựng Bảo Duy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

170 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Điện thoại: 02563 846 156 Fax: 02563 846 089 Web: www.qnu.edu.vn

NHẬT KÝ THỰC TẬP (Dành cho Thực tập tổng hợp và Thực tập tốt nghiệp) Họ và tên:...MSV... Lớp:... Ngành:...Khoa:... Thời gian thực tập: Từ …/…/20… đến …/…/20… Cơ sở thực tập: ... Địa chỉ: ... Người hướng dẫn……… Điện thoại: ... BÌNH ĐỊNH, 2021 NHẬT KÝ THỰC TẬP T TT Ngày, tháng

Công việc thực hiện

(Ghi rõ nội dung công việc thực hiện, kiến thức và kỹ năng thu được)

Thời gian

T TT

Ngày, tháng

Công việc thực hiện

(Ghi rõ nội dung công việc thực hiện, kiến thức và kỹ năng thu được)

Thời gian

Xác nhận của cơ sở thực tập

((Thủ trưởng ký tên đóng dấu)

Sinh viên thực tập

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w