Ngoài thuế ruộng đất đặt

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 (Trang 48 - 50)

thêm nhiều thứ thuế: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, tơ lụa…tăng cống nạp các sản vật quý: ngà voi, sừng tê, vàng bạc và vải quả, bắt dân phu gánh các sản vật cống nạp cực khổ. * Nhận xét: chính sách bóc lột so với trước nặng nề, thâm độc và tàn bạo hơn ở chính sách đặt hàng trăm thứ thuế, cống nạp nhiều sản vật quý hiếm, làm đường xây thành đắp luỹ, tăng quân đồng trú để nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

* Hậu quả: tình hình nước ta phụ thuộc sâu sắc vào chính quyền đô hộ nhà Đường, ách đô hộ của nhà Đường siết chặt hơn, tàn bạo hơn khiến đời sống nhân dân kiệt quệ cơ cực. Câu 2.

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ 8)

Nguyên nhân Diễn biến Kết quả

Mai Thúc Loan và nhân dân căm phẫn ách thống trị tàn bạo của nhà Đường và chính sách bắt dân đi phu, gánh quả vải, sản vật quý cống nạp khổ cực.

Mục 2 trang 64,65/ SGK) Năm 722 nhà Đường tăng quân đàn áp cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

* Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giành độc lập chủ quyền cho tổ quốc cuả nhân dân ta.

Câu 3.

Khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776 - 791)

Nguyên nhân Diễn biến Kết quả Ý nghĩa

Nhân dân căm thù ách đô hộ của nhà Đường Mục 3 bài 23 trang 65/ SGK Làm chủ thành Tống Bình sắp đặt việc cai trị nhưng cuối cùng thất bại. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giành độc lập chủ quyền cho tổ quốc cuả nhân dân ta.

Câu 4. Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của người Chăm ở thời gian này: tương đương với các vùng xung quanh, biết sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, trồng lúa 1 năm 2 vụ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi…buôn bán giao lưu với các nước xung quanh.

Câu 5. Qua các hình ảnh tháp, đền, tượng, thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), em nhận xét về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm: tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc tính cách tâm hồn người Chăm.

Câu 6. Quan hệ giữa người Chăm và cư dân Việt chặt chẽ từ lâu đời:

- Có điểm giống nhau về văn hóa phong tục: theo đạo Phật, ăn trầu cau… - Bị bọn đô hộ phương Bắc thống trị.

- Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm, Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Người Chăm cũng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Điểm tương đồng trên chứng tỏ dân tộc Chăm’, dân tộc Việt cùng là những dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Câu 7. Quá trình họ Khúc giành và củng cố quyền tự chủ cho đất nước

a, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ: cuối thế kỉ 9 nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. Năm 905, tiết độ sứ của nhà Đường ở nước ta bị giáng chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Tống Bình tự xưng tiết độ sứ xây dựng chính quyền tự chủ. Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ.

Ý nghĩa: buộc phải thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình. Chế độ đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa.

b, Khúc Hạo củng cố quyền tự chủ:

- Ông làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người Việt cai quản tới tận xã; định lại mức thuế, bãi bỏ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu Mục đích: những việc làm trên của Khúc Hạo: củng cố xây dựng nền tự chủ để khẳng định người Việt tự cai quản đất nước, cuộc sống của mình, tự quyết định tương lai của mình. - Nhận thấy nhà Nam Hán sau khi thành lập có âm mưu xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai sang nhà Nam Hán làm con tin. Mục đích để có thời gian củng cố chính quyền, phát triển lực lượng để chuẩn bị kháng chiến chống Nam Hán.

Câu 8. Cuộc kháng chiến chống Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ:

a. Nguyên nhân: Năm 930 nhà Nam Hán xâm lược nước ta, Khúc Thừa Mỹ không chống cự nổi bị bắt đem về Quảng Châu. Nước ta lại bị mất chủ quyền.

b. Diễn biến: Dương Đình Nghệ là một tướng cũ của Khúc Hạo, người Ái Châu thuộc dòng họ lớn, ông nuôi 3000 người con nuôi đều lấy họ Dương. Nam 931 Dương Đình Nghệ kéo quân ra Bắc bao vây tấn công thành Tống Bình, quân Hán cho người về nước cứu viện. Viện binh giặc chưa tới nơi, Dương Đình Nghệ đã chiếm thành Tống Bình, chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến, bị ta đánh tan tác. Tướng chỉ huy bị giết tại trận.

c. Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi Dương Đình Nghệ xưng tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

d. Ý nghĩa: khẳng định chủ quyền của dân tộc, nhân dân ta có đủ khả năng, sức mạnh để bảo vệ dân tộc.

Câu 8. Ý nghĩa của sự kiện Dương Đình Nghệ nuôi 3000 người con nuôi đều mang họ Dương: Dương Đình Nghệ đã bí mật ráo riết chuẩn bị kháng chiến chống quân

Nam Hán xâm lược. Ông là người yêu nước quyết tâm giành chủ quyền cho đất nước.

Câu 9. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo: chủ động đón đánh quân xâm lược, bố trí trận địa bãi cọc nhọn ở cửa sông Bach Đằng, bố trí quân mai phục hai bên bờ ở các nhánh sông. Khi nước triều nên thuyền giặc tiến sâu vào phía trong bãi cọc khi nước triều xuống, thuyền giặc to không thoát khỏi bãi cọc, quân ta chỉ dùng thuyền nhỏ nhẹ đánh giáp lá cà mà tiêu diệt được địch làm cho chúng thất bại.

Câu 10. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

a. Diễn biến: đã chữa mục 2 bài 27 trang 76/ SGK

b. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần 2 thắng lợi.

c. Ý nghĩa của chiến thắng:

- Là chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc ta trong thời Bắc thuộc. - Đập tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của nhà Nam Hán.

- Khẳng định nền độc lập của tổ quốc ở thế kỉ 10, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập cho đất nước.

d. Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tài năng quân sự, ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc xâm lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc của Ngô Quyền.

- Tinh thần đoàn kết, những nỗ lực ủng hộ to lớn , tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

Câu 11. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì đây là trận thủy chiến lớn nhất chống quân xâm lược ở thời Bắc thuộc của nhân

dân ta, đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Nam Hán, kết thúc thời kì bị phong kiến phương Bắc đô hộ, khẳng định nền độc lập của tổ quốc ở thế kỉ 10.

Câu 12. Ngô Quyền có những công lao trong kháng chiến chống Nam Hán xâm lược lần 2: huy động được sức mạnh toàn dân, biết tận dụng vị trí địa thế sông Bạch Đằng,

chủ động đưa ra kế hoạch, cách đánh giặc độc đáo (bố trí trận địa bãi cọc…) để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc mở ra thời kì độc lập cho đất nước.

4. Củng cố.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Yêu cầu HS về nhà đọc lại những kiến thức đã học để chuẩn bị thi học kì II.

5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

... ... ...

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w