4. Định hương phát triển năng lực
- Hình thành ở hs năng lực tự nhận thức và đánh giá việc thực hiện quyền của trẻ em của mọi người xung quanh.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN
1. Thầy : sgk, sgv gdcd 6; bài tập tình huống gdcd 6; bộ tranh về quyền trẻ em. 2. Trò: tìm hiểu những việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)2. Kiểm tra bài cũ (5/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)
+ Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm nào ? VN tham gia công ước sớm chứng tỏ
điều gì ?
+ Công ước LHQ về quyền trẻ em bao gốm mấy nhóm quyền ? Hãy kể tên ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới (1/)
Gv tổng kết kiến thức bài trước và giới thiệu bài mới
b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Liên hệ thực tế (10/)
- Gv nêu câu hỏi:
+ Em hãy nêu những trường hợp thực hiện tốt quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát được và nghe được trong cuộc sống hàng ngày ?
+ Những việc làm đó theo em sẽ dẫn tới những hậu quả gì ?
+ Hãy cho biết thái độ của em trước những việc làm đó ?
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận: gv chốt lại đáp án đúng của từng câu hỏi.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hs làm bài tập nhằm phát triển kĩ năng nhận biết những việc làm thực hiện tốt hoặc vi phạm quyền trẻ em (12/)
- Gv yêu cầu hs làm bài tập a trong sgk (2phút);
- Gv yêu cầu một hs lên bảng làm;
* Hs kể những việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em hoặc vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát hoặc nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày:
VD: Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em * Hậu quả:
Ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần, tính mạng của trẻ em...
* Phê phán, phản đối trước những việc làm vi phạm quyền trẻ em: hành hạ, ngược đãi, lạm dụng, bóc lột.... trẻ em.
- Lớp nhận xét, bổ sung;
- Gv đưa ra đáp án đúng và kết luận.
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ý nghĩa về sự ra đời của công ước LHQ (10/)
- Thảo luận lớp câu hỏi sau:
+ Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa gì ?
+ Trẻ em có những bổn phận gì ?
- Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận:
Hs cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
Công ước thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
* Bổn phận của trẻ em:
- Yêu quý, hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người tàn tật, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường;
- Tôn trọng pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội;
- Yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng quê hương đất nước.
4. Luyện tập, củng cố (5/)
- Gv nêu câu hỏi tóm tắt nội dung bài học trong sgk; - Hướng dẫn hs làm một số bài tập sgk;
5. Hướng dẫn học tập (1/)
- Học nội dung bài học;
- Tìm những việc làm thực hiện quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em trong thực tế; - Làm các bài tập còn lại sgk;
- Đọc trước bài mới: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuần 22, Tiết 21
Ngày soạn : 10/1/2018 Ngày dạy : 18/1/2018
Bài 13: ( Tiết 1 )
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMI- MỤC TIÊU BÀI HỌC I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hs hiểu được thế nào là công dân;
- Căn cứ để xác định công dân của một nước;
- Thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kĩ năng
3. Thái độ
- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Qua bài học hình thành ở hs năng lực thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy : sgk, sgv gdcd 6; Hiến pháp năm 1992; Luật quốc tịch; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
2. Trò : tìm đọc những quy định của pháp luật về quyền có quốc tịch của trẻ em. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/)2. Kiểm tra bài cũ (5/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/)
+ Em hãy cho biết công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển của trẻ em ?
+ Trẻ em có những bổn phận gì ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới (1/)
Một trong những quyền của trẻ em là khi sinh ra được đăng ký khai sinh và có quốc tịch. b. Dạy bài mới (32/)
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: giúp hs nhận biết công dân VN là những ai. (15/)
- Gv chia hs thành nhiều nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm đọc chấm 1 trong phần tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý trong sgk
- Các nhóm đọc và thảo luận trong thời gian 3 phút; - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận;
- Gv ghi tóm tắt kết quả thảo luận của các nhóm lên bảng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là công dân và căn cứ để xác định công dân . (17/)
- Gv nêu câu hỏi:
? Thế nào là công dân ? Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào điều gì ?
- Gv đọc và giảng cho hs hiểu về nguyên tắc xác định quốc tịch Việt Nam (theo Luật quốc tịch Việt Nam):
+ Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tich VN ( nguyên tắc huyết thống );
+ Trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ VN, hoặc bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ VN thì có quốc tịch VN (nguyên tắc nơi sinh);
+ Người được nhập quốc tịch VN hoặc được trở lại quốc tịch VN thì có quốc tịch VN.
- Hướng dẫn hs xác định đáp án đúng trong phần tình huống trên.
* Lưu ý: Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là
1. Tình huống