Chỉ tiêu Thanh khoản (Liquity):

Một phần của tài liệu TECHCOMBANK TRONG THỜI đại SỐ (Trang 27 - 29)

III. Mô hình CAMEL – Techcombank liệu có vươn mình trong thời đại số?

5.Chỉ tiêu Thanh khoản (Liquity):

Bài báo cáo phân tích dựa trên hai tỷ số chính Tỷ lệ Tổng tiền gửi khách hàng so với tổng dư nợ; LATA. (Số liệu phân tích tại Phụ lục – Bảng 5).

Techcombank đã duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 76,3% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn đạt 31,1%, tốt hơn đáng kể so với mức 38,4% vào thời điểm cuối năm 2019. Ngoài ra, với tỉ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản là 0.35% (xếp thứ 7) so với 30 ngân hàng Thương Mại cổ phần (số liệu tính đến ngày 30/06/2020), điều này cho thấy Techcombank có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng gửi tại ngân hàng mà không bị cạn kiệt nguồn vốn vay cho những nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoặc không gặp cú sốc quá lớn với dòng chảy của tài sản thanh khoản. Kết hợp với tỉ lệ Tổng tiền gửi khách hàng so với tổng dư nợ, Techcombank được xếp hạng tính Thanh khoản thứ 3 (chỉ sau MSB và VCB), điều này cho thấy Techcombank có đủ khả năng đáp ứng được tính thanh khoản của thị trường trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.

21

Biểu đồ 6: Thể hiện tỉ lệ tổng tiền gửi khách hàng trên tổng dư nợ của ngân hàng

Trong Quý 2/2020, Techcombank đã huy động thành công 500 triệu USD từ khoản vay hợp vốn nước ngoài. Đây là khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm với mức lãi suất bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,5%/năm. Số tiền vay được dùng để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh chung của Ngân hàng và đóng vai trò tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng. “Thành công vượt trội của giao dịch này đã chứng minh cho sự tin tưởng mạnh mẽ của các định chế tài chính nước ngoài đối với vị thế tín dụng và chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm”, ông Phùng Quang Hưng – Giám đốc Điều hành, Phó Tổng Giám đốc thường trực của Techcombank cho biết.

Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối kỳ theo Basel II đạt 16,9%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019. (theo Techcombank).

Ngoài ra, dựa vào bảng xếp loại thanh khoản, Nhà đầu tư có thể thấy được Techcombank là một ngân hàng khá an toàn với các chỉ số LDR thấp hơn các ngân hàng khác. Trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Các ngân hàng phải cơ cấu nợ để gia hạn việc trả nợ của các doanh nghiệp,

0,88% 0,93% 0,98% 1,08% 0,97% 0,96% 0,93% 1,16% 1,27% 1,19% 0,00% 0,20% 0,40% 0,60% 0,80% 1,00% 1,20% 1,40%

VPB HDB MBB TCB OCB TPB VIB ACB VCB MSB

22

Techcombank đã phòng ngừa rủi ro này bằng cách giảm mức lãi suất cho vay, tung ra nhiều chính sách mới cho các doanh nghiệp và người đi vay như : công bố gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng ổn định đời sống và hồi phục kinh doanh; gia hạn nợ với thời hạn phù hợp dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Điều này giúp Techcombank giữ vững tính thanh khoản của ngân hàng và duy trì được lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.

Tóm lại, với những đánh giá trên, nhóm tác giá đánh giá Techcombank hiện tại là một trong những ngân hàng đang phát triển mạnh dù tình hình kinh tế hiện tại đang đối mặt với sự suy giảm bời tác động của COVID-19. Với những chính sách mới nhằm vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, Techcombank hiện tại đang duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định so với mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, Techcombank cần quan tâm đến những yếu điểm đang có như tỷ lệ CIR trong nhóm thấp so với các Ngân hàng so

Một phần của tài liệu TECHCOMBANK TRONG THỜI đại SỐ (Trang 27 - 29)