2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ
2.4.1 Trong công việc, ông là người rất tâm huyết và có tính quyết đoán cao
Những năm 1990, khi đang học ngành Y tại Đại học Tây Nguyên, thầy cô và các sinh viên trong trường không ai không biết đến cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng sinh viên mang ước mơ, hoài bão to lớn vượt ra ngoài phạm vi đất nước. Nhận thấy ngành học không đáp ứng được tham vọng và ước mơ của mình, đến năm 3 đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định dừng việc học để đón xe vào Tp. HCM tìm kiếm cơ hội mới. Hành trang lên đường khi ấy của anh chỉ duy nhất có tên và địa chỉ một người chú chưa từng biết mặt, Đặng Lê Nguyên Vũ tự hứa sẽ không trở về nhà cho đến khi sự nghiệp vững vàng. Thấm nhuần những lời khuyên bổ ích từ người chú, anh đồng ý trở lại trường sau đó, song ý tưởng kinh doanh vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong con người này.
Hình 6: Khát vọng chế biến ra loại cà phê ngon nhất, xuất khẩu ra thị trường quốc tế
25 năm trước, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập thương hiệu Trung Nguyên với vốn liếng ban đầu hầu như không có gì ngoài khát vọng làm giàu cháy bỏng. Cũng trong
23
chính quãng thời gian khó khăn thuở thiếu thời, ông đã có những suy tư và trăn trở mang tính thời đại. Có thể nói, những ưu tư của Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ dừng lại ở câu chuyện của cá nhân ông mà ông còn đau đáu về vận mệnh của quốc gia. Ông không ngừng trằn trọc về một Việt Nam hùng cường, vĩ đại và ảnh hưởng”… Ông có thể nói liên tục hằng giờ, nói say sưa về cà phê, về thứ “Vàng đen” mà cả đời ông nguyện sống chết, về sự nghiệp cứu quốc, về tầng lớp thanh niên vĩ đại. Trong một cuộc phỏng vấn cách đây vài năm, Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ rằng: “Tôi tự thấy mình có sứ mệnh với thanh niên Việt Nam, mong muốn họ tin rằng, những gì tôi có thể làm được, họ cũng làm được. Mọi công dân đều có quyền nghĩ lớn”.