trong dạy học cho giáo viên.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của CNTT, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức triển khai theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế, tạo ra không khí thoải mái và nhu cầu học tập tin học cho tất cả mọi cán bộ giáo viên trong trường nhằm đảm bảo cho toàn hệ thống nhà trường từng bước tham gia vào nền CNTT một cách đồng bộ. Từ đó mỗi cán bộ giáo viên đã hiểu và nhận thức sâu sắc rằng: CNTT đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho người giáo viên khi sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau trong dạy học ở Tiểu học:
2.1. Với phương pháp quan sát:
Đối với học sinh, CNTT giúp cho các em dễ dàng quan sát để tìm hiểu đối tượng, vẻ đẹp của đối tượng (Môn Mĩ thuật, môn Thủ công), quan sát để tìm ra đặc điểm của đối tượng (Môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3; môn Khoa học, Địa lý lớp 4, 5...), quan sát để đưa ra những nhận định, nhận xét về các hành vi, việc làm của các nhân vật trong tranh (Môn Đạo đức, Tiếng Việt,...); quan sát những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật và dược phân tích cụ thể, chi tiết qua tranh ảnh, đoạn phim về công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật đó (Môn Mĩ thuật)...
Ngoài ra, CNTT còn giúp giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát, phân tích. Ví dụ: quan sát các tác phẩm Mỹ thuật, các dạng bài học, về bố cục, đường nét, màu sắc trong môn Mĩ thuật...
2.2. Với phương pháp vấn đáp:
Trong một tiết dạy học bình thường, giáo viên đưa ra câu hỏi chủ yếu bằng ngôn ngữ, nhưng khi ứng dụng CNTT, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi bằng ngôn ngữ kết hợp với kênh hình, kênh chữ, giúp học sinh định hướng được câu trả lời. Giáo viên cũng có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, phán đoán... thông qua hình thức vấn đáp với sự kết hợp của các khung IDevice trong phần mềm EXel (eLearning XHTML editor).
2.3. Với phương pháp phân tích.
Việc ứng dụng các phần mềm CNTT sẽ giúp giáo viên phân tích các kiến thức hoặc quy trình thực hiện cho học sinh một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục (Mĩ thuật 5), ta có thể sử dụng CNTT để từng bước hướng dẫn học sinh cách vẽ như sau:
+ Bước 1: phác hình dáng chung và kẻ đường trục chính. + Bước 2: Vẽ phác những nét chính của họa tiết.
+ Bước 3: Vẽ chi tiết và sửa hình cho cân đối. + Bước 4: Vẽ màu.
2.4. Với phương pháp hoạt động nhóm.
Tổ chức hoạt động nhóm là một khâu quan trọng của quá trình dạy học trong một tiết dạy. Ứng dụng CNTT, giáo viên thể hiện nội dung công việc của từng nhóm, từng thành viên trên một slide, một trang màn hình để học sinh tự giác làm phần việc của mình. Sau khi các nhóm trình bày phần thảo luận, giáo viên đưa ra kết quả những hoạt động để các nhóm tự đánh giá kết quả công việc của mình.
2.5. Với phương pháp tổ chức trò chơi:
Phương pháp trò chơi rất hấp dẫn đối với học sinh Tiểu học. Phương pháp này tạo hứng thú, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo. Có thể kết hợp trò chơi trong một số bài học nhằm củng cố kiến thức hoặc kỹ năng cho học sinh. CNTT sẽ hỗ trợ cho giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi, nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh và tạo môi trường học tập vui vẻ, thân ái.
2.6. Với phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập của hộc sinh là rất cần thiết. Thông qua đó giáo viên biết được kiến thức, năng lực, khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học để điều chỉnh kịp thời các hoạt động, thao
tác sao cho quá trình dạy học đạt đến hiệu quả mong muốn. Các phần mềm CNTT, đặc biệt là phần mềm eXe sẽ giúp cho giáo viên thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá bằng các hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan với các dạng khác nhau...