* Với Ban Giám hiệu:
- Cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ thể, rõ ràng theo từng giai đoạn: Bồi dưỡng nhận thức -> tập huấn -> vận dụng -> đúc rút kinh nghiệm.
- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để cán bộ giáo viên có thể vận dụng một cách tốt nhất ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Sử dụng hình thức giúp nhau cùng học tin làm hiệu ứng lan truyền. - Mỗi trường cần quan tâm thành lập câu lạc bộ "Giáo án điện twr" để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, trao đổi những cách làm hay,...
- Có kế hoạch trang bị thêm, dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.
* Với giáo viên:
- Cần mạnh dạn, không ngại khó bởi vì việc tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên được rèn luyện nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, bản đồ,...), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh (đen) - trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng hay màu nền) sẽ
khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ,... các liên kết này có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. Củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm.
- Không làm dụng công nghệ thông tin, khi vận dụng công nghệ thông tin cần kết hợp bảng và các phương pháp học khác.
- Mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin. Thường xuyên truy cập vào các trang Web, tham gia đăng ký là thành viên của các diễn đàn: baigiang.bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net,...để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp cũng như học tập các bạn đồng nghiệp,...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước. Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định nhất trong việc ứng dụng các thành tựu của CNTT vào bậc tiểu học.Vì thế việc định hướng, chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học là hết sức cần thiết.
Việc trang bị cơ sở vật chất cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học bước đầu được kiện toàn, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh sử dụng một cách hiệu quả, thuận lợi.
Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, giáo viên nhà trường góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học.
2. Khuyến nghị :
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Cần có các tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT cho giáo viên được biên soạn với văn phong nhẹ nhàng, dễ hiểu và phù hợp từng đối tượng người đọc.
- Cần tổ chức các lớp tập huấn, các chuyên đề về CNTT, phổ biến những điển hình, những kinh nghiệm hay về CNTT cho nhà trường .
* Đối với nhà trường:
- Tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất để cán bộ, giáo viên đi học, đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng các phần mềm mô phỏng, minh họa, sử dụng giáo án điện tử, ... vào dạy học. Kết nối mạng, Internet tốc độ cao để cán bộ, giáo viên và học sinh tra cứu, tìm kiếm tài liệu, bài giảng hay, .... để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong dạy học. Có những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường.
Nhân Chính, tháng 4 năm 2013
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo . Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – Nxb Giáo dục, 2005 ( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – dự án phát triển giáo viên Tiểu học ) 2. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật. NXB
ĐHQG Hà Nội, 2002.
3. Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 – 2015. Hà Nội, 6/2003.
4. Ngô Quang Sơn. Một số đề xuất nội dung đào tạo nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTS) trong trường sư phạm và bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụmg công nghệ thông tin và truyền thông cho giáo viên Tiểu học. Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học năm, Hà Nội, tháng 5/ 2005.
5. Trần Quốc Đắc (Chủ biên). Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Viện khoa học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002