MÁY NÉN KHÍ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY NÉN KHÍ HÀ NỘI TRÊN
THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM
2.1. Khái quát về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm máy nén khívà các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm máy nén khí của và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm máy nén khí của công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội giai đoạn 2016-2018
2.1.1. Khái quát thực trạng phát triển thương mại sản phẩm máy nén khí củacông ty cổ phần máy nén khí Hà Nội công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội
Trong giai đoạn 2016-2018, công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng như máy nén khí, máy sấy khí, bình chứa khí, các loại phụ tùng khí nén...Đối với hoạt động phát triển thương mại sản phẩm máy nén khí thì hoạt động mua hàng rất quan trọng, trong 3 năm trở lại đây, hoạt động mua hàng của công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội được trình bày dưới bảng như sau:
Bảng 2.1. Hoạt động mua vào của công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
2016 2017 2018
Bumace Group 18482 20503 20918
Công ty TNHH kỹ thuật Đỉnh Thiên 1326 1257 1690
MISUMI Việt Nam 2970 3029 2864
Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Gia Phú 1564 1413 1483
Một số công ty nhỏ khác 1638 629 1475
Nguồn: phòng mua hàng công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội
Nhìn vào bảng trên ta thấy,hoạt động hàng hóa của công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội giai đoạn 2016-2018 diễn ra khá ổn định. Tổng lượng hàng hóa mua vào có xu hướng tăng lên qua các năm.
Các sản phẩm máy nén khí của công ty cố phần máy nén khí Hà Nội chủ yêu là nhập khẩu của Bumace Group nên hàng hóa mua vào tại tập đoàn Buma Hàn Quốc chiếm đa số thị phần. Năm 2016 lượng mua vào tại Buma Hàn Quốc là 18482 triệu đồng mà đến năm 2018 đã tăng lên 20918 triệu đồng. Các phụ tùng thay thế khi bảo trì, bảo dưỡng thì mua chủ yếu tại các công ty Đỉnh Thiên, MISUMI Việt Nam và Gia Phú. Tuy không cung cấp được tất cả các sản phẩm phụ tùng thay thế nhưng các công ty trên cũng chiếm thị phần khá lớn, lượng hàng hóa mua vào tại các công ty này dao động từ 1500-3000 triệu đồng. Ngoài ra công ty cũng mua hàng tại một số công ty nhỏ lẻ khác chuyên cũng cấp các sản phẩm phục vụ lắp ráp và sửa chữa, các công ty này thì chiếm thị phần nhỏ trong tổng lượng mua vào. Nhìn chung, tổng lượng mua vào
của công ty liên tục tăng qua các năm là một tín hiệu đáng mừng đối với sự phát triển của công ty.
Bảng 2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm máy nén khí của công ty cổ phần máy nén khí Hà Nội giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
2016 2017 2018
Công ty TNHH TM Thủy khí Việt Hàn 3902 2837 3367
Công ty Cổ phần Hà Thông 4879 5328 4946
Công ty TNHH Hanshin 3647 4927 4702
Công ty CP Thiết bị áp lực Đông Anh 3064 4289 4036
Danyang Co., 6271 5293 7461
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng lượng sản phẩm máy nén khí bán ra của công ty cổ phần máy nén Hà Nội giai đoạn 2016-2018 liên tục tăng lên. Công ty chiếm lượng bán ra lớn nhất là Danyang, đây là một doanh nghiệp tại Trung Quốc, năm 2016 lượng sản phẩm máy nén khí bán ra cho công ty này là 6271 triệu đồng nhưng đến năm 2018 đã tăng lên 7461 triệu đồng. Tiếp theo là một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội với lượng sản phẩm máy nén khí bán ra dao động trong khoảng 3-5 tỷ đồng.