Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 26 - 30)

a. Khái niệm, đặc điểm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Theo chuẩn mực 1 trong 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, tài sản ngắn hạn đƣợc rút ra từ các đặc điểm tính chất về tài sản của doanh nghiệp có các đặc điểm nhƣ sau:

_ Do doanh nghiệp kiểm soát để bán hoặc sử dụng trong một chu kì kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp hoặc nắm giữ cho mục đích thƣơng mại, sử dụng ngắn hạn, dự kiến thu hồi, thanh toán trong vòng 12 tháng.

_ Có khả năng đem lại lợi nhuận trong tƣơng lai. Cụ thể nhƣ: + Kết hợp với tài sản khác để sản xuất.

+ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác. + Để thanh toán các khoản nợ phải trả. + Để phân phối cho các chủ sở hữu.

Qua các lý luận trên, có thể khái quát lại nhƣ sau: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những nguồn lực thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian đầu tƣ, sử dụng và thu hồi trong vòng một năm .

16

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả thì cần phải phân loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại tài sản ngắn hạn, ở đây tác giả chỉ đề cập đến tiêu chí phân loại đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là tiêu chí phân loại căn cứ theo hệ thống tài khoản kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

* Tiền và các khoản tương đương tiền.

Tiền đƣợc hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang luân chuyển. Các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản đầu tƣ ngắn hạn không quá 03 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.

* Các khoản phải thu.

Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngăn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dƣới một năm.

*Tồn kho

_ Các doanh nghiệp sản xuất thƣờng tồn tại 3 loại hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của 1 quá trình sản xuất:

+ Tồn kho về nguyên vật liệu. + Tồn kho sản phẩm dở dang. + Tồn kho thành phẩm.

Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại, hàng tồn kho chủ yếu là dự trữ hàng hóa để bán.

_ Các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho: + Chi phí đặt hàng.

+ Chi phí lƣu trữ hay chi phí tồn trữ.

+ Chi phí thiệt hại do không có hàng. (để đơn giản hóa chúng ta sẽ không tính đến chi phí này trong phân tích chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho)

17

Là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lƣợng, sử dụng để xác định mức tồn kho tối ƣu (còn gọi là lƣợng đặt hàng kinh tế) của doanh nghiệp.

Gọi Q là lƣợng hàng cho mỗi lần đặt hàng. Tại thời điểm đầu lƣợng hàng tồn kho là Q và thời điểm cuối kì là 0 nên số lƣợng hàng tồn kho bình quân trong kỳ là

𝑄

2 do xuất, nhập đều đặn, theo giả thiết của mô hình EOQ.

+ Gọi C1 là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho. Ta có tổng chi phí lƣu trữ hàng tồn kho trong kỳ (FL) đợc xác định nhƣ sau:

FL = C1 ×𝑄

2 (1)

+ Gọi Qn là tổng số lƣợng vật tƣ, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong

kỳ (năm) thì số lần đặt hàng trong kỳ là: 𝑄𝑛

𝑄.

+ Gọi Cd là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng (FD) đƣợc xác định bằng công thức sau:

FD = Cd× 𝑄𝑛

𝑄 (2)

+ Gọi FT là tổng chi phí tồn kho thì FT = FL + FD Thay công thức (1) và (2) vào FT thì:

FT = (C1 × 𝑄

2) + (Cd × 𝑄𝑛

𝑄) (3)

Tổng chi phí tồn kho FT = f(Q). Hàm số này sẽ đạt giá trị nhỏ nhất với Q = QE mà tại đó dFT = 0

𝑄𝐸= 2 × 𝐶𝑑 × 𝑄𝑛 𝐶1

2

Trong đó: QE: lƣợng đặt hàng kinh tế (hay lƣợng đặt hàng tối ƣu)

Trên cơ sở xác định đ ƣợc lƣợng đặt hàng kinh tế, ngƣời quản lý có thể xác định đƣợc số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE.

Công thức xác định: LC = 𝑄𝑛

𝑄𝐸

18

+ Gọi NC là số ngày cung cấp cách nhau (độ dài thời gian dự trữ tối ƣu của một chu kỳ hàng tồn kho) là khoảng thời gian giữa 02 lần đặt hàng kế tiếp nhau. Có

thể xác định Nc = 360

𝐿𝐶

Trên thực tế việc sử dụng tồn kho khó đều đặn ở hầu hết các doanh nghiệp và thời gian giao hàng cũng thay đổi tùy theo tình hình sản xuất và thời tiết. Vì vậy doanh nghiệp thƣờng tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức tồn khi trung bình. Công thức tính nhƣ sau: 𝑄 = 𝑄𝐸 2 + 𝑄𝐷𝑇 Trong đó: 𝑄 : là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình. 𝑄𝐷𝑇: là mức dự trữ an toàn.

Mức dự trữ an toàn sẽ cao nếu không có sự ổn định về sử dụng hàng tồn kho và thời hạn giao hàng.

Do hạn chế của mô hình EOQ nên cần xác định điểm đặt hàng lại. Điểm đặt hàng lại là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện 1 đơn đặt hàng kế tiếp.

+ Gọi Qr là điểm đặt hàng lại. Qr sẽ đƣợc xác định bằng công thức sau:

Qr = n ×𝑄𝑛

360

Trong đó n: Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung

* Tài sản tài chính ngắn hạn

Bao gồm các khoản đầu tƣ chứng khoán có thời hạn thu hồi dƣới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (nhƣ tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hang…) hoặc chứng khoán mua vào bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) đê kiếm lời và các loại đầu tƣ tài chinh khác không qua một năm.

* Ngoài ra tài sản tài chính ngắn hạn còn một số tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trƣớc ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc, tài sản ngắn hạn khác.

19

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)