Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 39 - 42)

a. Thị trường

Thị trƣờng là yếu tố không nhỏ tạo nên thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu ra và thị trƣờng tài chính. Nếu thị trƣờng kém phát triển thì việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hƣởng rất lớn mặc dù bản thân doanh nghiệp có thể vẫn không có biến động nội bộ nào.

Sự suy thoái kinh tế thời gian gần đây làm suy giảm khả năng thanh khoản của thị trƣờng tài chính là một ví dụ. Luồng tiền trong nền kinh tế bị tắc nghẽn trong thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán làm cho các công ty dù đang có tình hình kinh doanh tốt cũng khó vay đƣợc vốn để đầu tƣ vào sản xuất. Các công ty làm ăn phát đạt nhƣ Vinamilk hay FPT cũng đã gặp khó khăn rất nhiều. Thị trƣờng tài chính suy thoái kéo theo sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng làm cho việc tiêu thụ hang hóa giảm khiến các công ty phải giảm quy mô sản xuất kinh doanh.

Thị trƣơng luôn chứa đựng các yếu tố mà doanh nghiệp không thê lƣơng hết trƣớc đƣợc nên gây kho khăn hoặc thuận lợi cho doanh nghiệp.

b. Môi trường kinh tế

Nhân tố này thê hiện các đặc trƣng của hệ thống kinh tế, trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh nhƣ: Chu kỳ kinh tế, tăng trƣởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ lạm pháp và thất nghiệp và các chính sách tài chinh tài khóa của chính phủ.

Nền kinh tế năm trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế, tăng trƣởng kinh tế sẽ quyết định đến hành vi của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dung.

29

Chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát và thất nhiệp cùng với chính sách tài khóa của chính phủ có tác động lớn đến quyết định sản xuất - kinh doanh

c. Chính trị - pháp luật

Trong nền kinh tế thị trƣờng, vai trò của nhà nƣớc là hết sức quan trọng, sự can thiệp ở mức độ hợp lý của nhà nƣớc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung nhƣ: duy trì ổn định kinh tế, chính trị, định hƣơng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thong qua hệ thống pháp luật, phát triển cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội

d. Nhóm nhân tố cạnh tranh

Đây là yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế… Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Cụ thể có thể kể đến một số vấn đề cần quan tâm nhƣ:

- Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tƣ hàng hóa. - Sự biến động về giá cả của các loại vật tƣ, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trƣờng bán hàng. - Điều kiện và phƣơng tiện vận tải v.v...

e. Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh

Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất v.v... Các nhân tố này có ảnh hƣởng trực tiếp đến số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng tài sản.

30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại, tài sản ngắn hạn là một bộ phân quan trọng của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp, do đó, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Với phần tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận đã phân tích tại Chƣơng 1, vận dụng vào thực tế tại Công ty Cổ phần Kinh Đô, tác giả hi vọng có thể đánh giá một cách chi tiết và cụ thể hơn thực trạng công tác quản trị và sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty và qua đó đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác quản trị và sử dụng tài sản của Công ty.

31

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 39 - 42)