MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 46)

Xử lí dữ liệu trên 2 cấp độ:

_ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

36

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để thống kê và xử lí dữ liệu sơ cấp. Với dữ liệu thứ cấp sử dụng phần mềm excel để tổng hợp và tính toán các số liệu rời rạc trên cùng một bảng từ đó có thể so sánh, đối chiếu một cách dễ dàng.

37

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.

Việc sử dụng các phƣơng pháp phân tích một cách có khoa học giúp tác giả có thể có nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty Kinh Đô một cách toàn diện, tránh bỏ sót hoặc đánh giá chủ quan duy ý chí. Mọi lập luận đều đƣợc dựa trên các số liệu chính xác và đƣợc phân tích một cách logic.

Khung nghiên cứu đƣợc đƣa ra liên kết chặt chẽ giữa các phần tạo sự thống nhất và mạch lạc cho việc thực hiện và trình bày nghiên cứu. Sau khi trình bày chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu đề tài “Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô”, tác giả khái quát quy trình nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu.

Đặt vấn đề nghiên cứu

Xây dựng khung nghiên cứu

Tìm nguồn số liệu thứ cấp Tìm nguồn số liệu sơ cấp

Xây dựng bảng khảo sát

Khảo sát thử

Hiệu chỉnh, khảo sát đại trà Thu thập số liệu thứ cấp

Phân tích số liệu thu đƣợc Phân tích số liệu thứ cấp

38

Chƣơng 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHÀN KINH ĐÔ

3.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

3.1.1.1. Giới thiệu về Công ty.

Tên công ty: Công ty Cổ phần Kinh Đô.

Tên tiếng anh: Kinh Đo Corporation. Tên viết tắt: KIDO CORP

Vốn điều lệ hiện tại: 1.665.226.250.000 VNĐ.

Trụ sở chính: Số 141 Nguyễn Du, phƣờng Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: (84-8) 3827 0838 Fax: (84-8) 3827 0839 Email: info@kinhdo.vn

Website: www.kinhdo.vn

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Kinh Đô.

Kinh Đô đƣợc thành lập năm 1993 bắt đầu với sự thành công trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack.

Năm 1994, Kinh Đô tham gia thị trƣờng bánh Snack. Năm 1996, Kinh Đô tham gia vào thị trƣờng bánh Cookie. Năm 1997, Kinh Đô tham gia thị trƣờng bánh tƣơi.

Năm 1998, Kinh Đô lần đầu tiên cho ra mắt sản phẩm bánh Trung thu và bánh Cracker; đồng thời ra mắt dòng sản phẩm kẹo Chocolate.

Giai đoạn những năm 2000 Kinh Đô đƣa ra hàng loạt sản phẩm: Bánh bông lan, kem, sữa chua, sữa nƣớc, váng sữa và hƣớng nhiều hơn đến các thƣ̣c phẩm dinh dƣỡng và thiết yếu.

Ngày 1/10/2002, Kinh Đô chính thức chuyển từ Công ty TNHH và chế biến thực phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ phần Kinh Đô.

39

Tháng 7/2003, Kinh Đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever và thành lập Công ty Kido.

Tháng 12/2004, Kinh Đô miền Bắc NKD phát hành cổ phiếu lần đầu tiên. Tháng 12/2005, KDC đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/2007, Kinh Đô đầu tƣ vào Vinabico.

Năm 2010, KDC, NKD và KIDO sáp nhập thành Tập đoàn Kinh Đô.

Năm 2011, tập đoàn Kinh Đô hợp tác với Công ty Ezaki Glico (Công ty Bánh kẹo Nhật Bản).

Năm 2012, Kinh Đô tiếp tục sáp nhập Vinabico vào tập đoàn.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự của Công ty Cổ Phần Kinh Đô

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Bảng 3.1. Các thành viên trong hệ thống Kinh Đô.

STT Tên Công ty Địa chỉ

1 Công ty Cổ phần Kinh Đô

Vốn điều lệ: 1.335.179 triệu đồng (công ty mẹ) Số 141 Nguyễn Du, phƣờng Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh 2 Công ty TNHH MTV Kido Vốn điều lệ: 69.000 tr.đồng (Tỉ lệ sở hữu: 100%)

Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.

3 Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc

Vốn điều lệ: 151.242 tr.đồng (Tỉ lệ sở hữu: 100%)

Km 22, Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên, Việt Nam.

4 Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dƣơng

Vốn điều lệ: 350.000 tr.đồng (Tỉ lệ sở hữu: 99.8%

Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng.

5 Công ty Cổ phần Vinabico

Vốn điều lệ thực góp: 49.841 tr.đồng (Tỉ lệ sở hữu: 51.2%)

436 Nơ Trang Long, phƣờng 3, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh 6 Công ty TNHH Tân An Phƣớc Vốn điều lệ: 500.000 tr.đồng (Tỉ lệ sở hữu: 49%) 6/134 quốc lộ 13, phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. (nguồn: KDC)

40

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Đô

Các đơn vị kinh doanh chiến lƣợc SBU dựa trên các ngành hàng sẽ giúp Kinh Đô có đƣợc sự linh hoạt với thị trƣờng cùng sự khác biệt của mỗi ngành hàng. Mục đích của việc chia các mảng kinh doanh này thành các SBU là để tạo ra đƣợc sự tập trung và tính hiệu quả trong việc tăng trƣởng, tạo lợi nhuận và đặc biệt là sự cạnh tranh.

41

3.1.2.2. Cơ cấu nhân sự của Công ty.

Tổng số lao động chính thức của Công ty tại thời điểm 31/03/2013 là 5.670 ngƣời, cơ cấu lao động đƣợc thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo chức năng quản lý

Stt Khoản mục Số lƣợng Tỷ trọng

(%)

1 Ban Tổng Giám đốc 16 0,3%

2 Lãnh đạo phòng ban, Phân xƣởng 136 2,4%

3 Cán bộ, nhân viên văn phòng, phát triển kinh doanh 2.037 35,9%

4 Công nhân 3.223 56,8%

5 Tạp vụ, Bảo vệ, tài xế, kho 258 4,5%

Tổng cộng 5.670 100,0%

(Nguồn : Công ty Cổ Phần Kinh Đô)

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động theo trình độ.

Stt Khoản mục Số lƣợng Tỷ trọng (%) 1 Trên đại học 18 0,3% 2 Đại học 847 14,9% 3 Trung cấp, Cao đẳng 650 11,5% 4 Khác 4.155 73,3% Tổng cộng 5.670 100,0%

(Nguồn : Công ty Cổ Phần Kinh Đô)

3.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Kinh Đô

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

a. Vốn chủ sở hữu.

Từ khi thành lập tới nay Công ty Cổ phần Kinh Đô đã có nhiều lần tăng vốn chủ sở hữu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể quá trình tăng vốn chủ sở hữu của Công ty đƣợc diễn giải chi tiết ở bảng sau:

42

Bảng 3.4. Quá trình tăng vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Thời gian Nội dung Số cp phát hành (cp) Vốn điều lệ sau phát hành (tr.đ) 31/12/ 2005

Vốn điều lệ ban đầu 250 tỷ 25.000.000 250.000

Tháng 05/2006

Phát hành cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu

4.999.980 299.999,8

Tháng 04/2007

Phát hành cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu

5.999.685 359.996,65

Tháng 11/2007

Phát hành cổ phiếu cho CBCNV, nhà đầu tƣ lớn, đối tác chiến lƣợc

11.000.000 469.996,65

Tháng 07/2008

Phát hành cổ phiếu thƣởng từ thặng dƣ vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu

10.115.211 571.148,76

Tháng 12/2009

Phát hành cổ phiếu thƣởng từ thặng dƣ vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu

22.431.383 795.462,59

Tháng 03/2010

Chào bán cổ phần với giá ƣu đãi 20000đ/ cổ phiếu cho CBCNV

1.682.450 812.287,09

Tháng 05/2010

Phát hành cổ phiếu thƣởng từ thặng dƣ vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu

20.047.879 1.012.765,88 Tháng 12/2010 Phát hành cổ phiếu để sáp nhập NKD và Kido vào KDC 18.241.293 1.195.178,81 Tháng 02/2012

Phát hành riêng lẻ 14 triệu CP cho đối tác chiến lƣợc 14.000.000 1.335.178,81 Tháng 09/2012 Sử dụng Thặng dƣ vốn cổ phần để phát hành CP thƣởng (tỷ lệ 20%) 26.403.744 1.599.216,25 Tháng 01/2013

Chào bán cổ phần với giá ƣu đãi 16.000 đồng/cổ phiếu cho CBCNV

6.601.000 1.665.226,25

Vốn điều lệ hiện tại 166.522.625 1.665.226,25

43 b. Vốn vay.

Tại thời điểm 31/12/2011, 31/12/2012 và 31/03/2013, tình hình nợ vay của Công ty nhƣ sau: Bảng 3.5. Nợ ngắn hạn và dài hạn Đơn vị: tr.đ STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1 Nợ ngắn hạn 1.783.560 1.353.060 1,262,972 2 Nợ dài hạn 175.915 116.271 222,728 Tổng cộng 1.959.475 1.469.331 1.485.700

(Nguồn : Công ty Cổ Phần Kinh Đô) 3.1.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh

a. Các nhóm sản phẩm chính của Kinh Đô. _ Bánh cookies (bánh bơ)

_ Bánh Crackers _ Bánh quế _ Snack

_ Bánh mì công nghiệp: bánh tƣơi đóng gói công nghiệp (bánh mì tƣơi và bánh bông lan tƣơi), bánh bông lan hạn sử dụng dài ngày (9 tháng) – nhãn Solite.

_ Bánh trung thu _ Kẹo cứng, mềm _ Chocolate

_ Kem: Nhóm kem Merino (Merino Stick, Merino cup, Merino tub). Nhóm kem Celano (Celano Cone – kem bánh hay kem ốc quế, Celano cup, Celano tub – kem hộp cao cấp). Nhóm kem kilo, Masuni.

_ Sữa chua: Nhóm sữa chua Well Yo (Well Yo Home, Well Yo Kidz).

_ Mì gói: tháng 8 năm 2014, CTCP Kinh Đô ra mắt dòng sản phẩm mì gói cao cấp thƣơng hiệu “Đại gia đình”.

44 b. Doanh thu, lãi gộp qua các năm.

Bảng 3.6. Doanh thu theo nhóm sản phẩm năm 2011, 2012 và 2013

Khoản mục 2011 2012 2013 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng COOKIES 331.275 7,8% 229.487 5,4% 322.561 6,9% BÁNH TRUNG THU 650.087 15,4% 742.997 17,3% 761.992 16,3% CRACKER 831.867 19,7% 886.581 20,7% 981.707 21% SNACK 158.293 3,7% 162.543 3,8% 186.992 4% BÁNH MÌ 554.888 13,1% 502.477 11,7% 607.723 13% BÁNH BÔNG LAN 861.889 20,4% 774.558 18,1% 934.959 20% KẸO 125.040 3,0% 101.678 2,4% 93.496 2% KEM & SỮA CHUA 606.492 14,3% 767.939 17,9% 691.870 14.8% KHÁC 81.143 1,9% 117.537 2,7% 93.496 2%

Tổng cộng 4.230.169 100% 4.285.797 100% 4.674.796 100%

(Nguồn : Công ty Cổ Phần Kinh Đô) 3.1.3.3. Kết quả hoạt động khác

Cũng nhƣ phần lớn các Công ty khác, CTCP Kinh Đô ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là ngành hàng thực phẩm còn đầu tƣ vào các kĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ bất động sản, góp vốn đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết.

Hoạt động đầu tƣ BĐS: Kinh Đô sẽ không tiếp tục đầu tƣ thêm mà sẽ tiến hành thoái vốn khi thị trƣờng phục hồi. Trong những năm qua, các chỉ số phản ảnh khả năng sinh lời ROE, ROA mặc dù có cải thiện, song vẫn chƣa thật sự hấp dẫn và tƣơng xứng với vị thế đầu ngành của KDC. Nguyên nhân một phần là do hoạt động đầu tƣ kinh doanh bất động sản chƣa mang lại hiệu quả. Trong đó, dự án lớn nhất là Lavenue Crown với tổng vốn đầu tƣ 1.050 tỷ đồng đang tạm dừng triển khai mặc dù trƣớc đó vào Q3/2012 dự án đã dự kiến khởi công.

Hoạt động đầu tƣ tài chính: Với lƣợng tiền mặt dồi dào, doanh thu tài chính của KDC chủ yếu từ lãi cho vay và lãi tiền gửi. Năm 2013, doanh thu tài chính đạt 138,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2012. Chi phí tài chính năm nay vào khoảng

45

93,1 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2012 nhờ lãi suất vay giảm và đặc biệt không có khoản lỗ đầu tƣ tài chính 71,3 tỷ đồng do chuyển nhƣợng cổ phần tại Nutifood nhƣ năm 2012. Theo đó lợi nhuận hoạt động tài chính ƣớc đạt 45,3 tỷ đồng.

TỔNG QUÁT:

(Nguồn: KDC)

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Kinh Đô trong giai đoạn 3 năm từ 2011 tới 2013 đã có nhiều bƣớc tiến vững chắc. Năm 2011 sau khi Công ty sát nhập 3 Công ty con là Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc, Công ty Cổ Phần Kido và Công ty Vinabico vào tập đoàn Kinh Đô, biên lợi nhuận của tập đoàn giảm mạnh do phải tập trung vào cải tổ bộ máy. Nhƣng sau đó Kinh Đô đã ổn định trở lại và tiến từng bƣớc vững chắc. Năm 2014 dự báo là 1 năm tăng trƣởng mạnh của Kinh Đô.

Chiến lƣợc tái cơ cấu danh mục sản phẩm phát huy hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu tăng 10%. LNST đạt 79,6 tỷ đồng.

KDC đang chiếm lĩnh thị trƣờng bánh trung thu với thị phần 76%. Năm nay ngành hàng này ƣớc tính tăng trƣởng 15%.

Tháng 9, KDC đƣa sản phẩm mỳ gói ra thị trƣờng. Công ty chủ trƣơng rút vốn khỏi các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính nhƣ đầu tƣ bất động sản, đầu tƣ tài chính. Các kế hoạch M&A và mở rộng các ngành hàng sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm tiếp tục là hƣớng phát triển chính của Kinh Đô.

7,2% 8,8% 9,7% 5,1% 6,9% 7,2% 000% 002% 004% 006% 008% 010% 012%

năm 2011 năm 2012 năm 2013

Sơ đồ 3.2. Hiệu quả kinh doanh

ROE ROA

46

3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

3.2.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

3.2.1.1. Tổng quan về thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Bảng 3.7. Kết cấu tài sản ngắn hạn. Khoản mục Tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền Các khoản đtƣ tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Tổng tài sản ngắn hạn Nă m 2011 Q1 Số tiền (tr.đ) 179.98 632.78 978.92 425.59 37.29 2.254.572 Tỉ lệ (%) 7,98 28,07 43,42 18,88 1,65 100 Q2 Số tiền (tr.đ) 156.63 692.57 738.98 485.80 62.47 2.136.440 Tỉ lệ (%) 7,33 32,42 34,59 22,74 2,92 100 Q3 Số tiền (tr.đ) 465.16 795.24 811.96 454.37 39.60 2.566.324 Tỉ lệ (%) 18,13 30,99 31,64 17,71 1,54 100 Q4 Số tiền (tr.đ) 967.46 372.52 862.11 396.27 98.10 2.696.467 Tỉ lệ (%) 35,88 13,82 31,97 14,70 3,64 100 Nă m 2012 Q1 Số tiền (tr.đ) 1.042.145 298.76 1.124.231 316.62 65.16 2.846.914 Tỉ lệ (%) 36,61 10,50 39,49 11,12 2,29 100 Q2 Số tiền (tr.đ) 755.55 254.48 809.81 363.24 48.63 2.231.699 Tỉ lệ (%) 33,86 11,40 36,29 16,28 2,18 100 Q3 Số tiền (tr.đ) 929.38 257.42 871.86 306.46 20,.448 2.385.557 Tỉ lệ (%) 38,96 10,79 36,55 12,85 0,86 100 Q4 Số tiền (tr.đ) 829.46 235.48 890.26 319.03 24.84 2.299.063 Tỉ lệ (%) 36,08 10,24 38,72 13,87 1,08 100 Nă m 2013 Q1 Số tiền (tr.đ) 1.480.631 235.54 855.95 275.12 67.53 2.914.777 Tỉ lệ (%) 50,80 8,08 29,37 9,44 2,32 100 Q2 Số tiền (tr.đ) 1.457.382 241.70 886.39 331.03 35.79 2.952.290 Tỉ lệ (%) 49,36 8,19 30,02 11,21 1,21 100 Q3 Số tiền (tr.đ) 1.716.899 234.27 896.79 315.33 35.01 3.198.288 Tỉ lệ (%) 53,68 7,32 28,04 9,86 1,09 100 Q4 Số tiền (tr.đ) 1.958.065 39.48 884.53 305.37 51.09 3.238.545 Tỉ lệ (%) 60,46 1,22 27,31 9,43 1,58 100

47

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy tổng tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm đang tăng lên dần theo sự phát triển mở rộng quy mô của công ty. Khi xem xét kĩ sự biến động của tổng tài sản ngắn hạn trong một năm ta có thể thấy tổng tài sản ngắn hạn có xu hƣớng tăng mạnh vào nửa cuối năm do đặc thù của ngành bánh kẹo có cầu tiêu dùng biến động theo mùa. Các dịp lễ tết nhƣ tết Trung Thu, tết Nguyên Đán là thời gian tiêu thụ nhiều bánh kẹo đều rơi vào tầm nửa cuối năm và mùa đông thời tiết lạnh cũng làm cho nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tăng lên. Tuy nhiên năm 2012 lại có biến động không tuân theo quy luật này, quý 1 năm 2012 có tổng tài sản ngắn hạn cao nhất trong 4 quý của năm 2012. Điều này là do sự tăng lên khá cao của khoản mục tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và khoản mục các khoản phải thu.

Một xu hƣớng khác có thể thấy rõ là sự tăng lên mạnh mẽ của tỉ lệ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong tổng tài sản ngắn hạn. Quý 1 năm 2011 tỉ lệ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền mới chỉ chiếm 7,98% thì đến quý 4 năm 2013 đã tăng lên tới 60,46% tức hơn một nửa tổng tài sản ngắn hạn. Trong khi đó hầu hết các khoản mục khác đều có xu hƣớng giảm. Giảm mạnh nhất là các khoản đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm nhẹ. Khoản mục tài sản ngắn hạn khác ổn định ở mức 1% đến 2%.

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn giảm mạnh và chỉ còn chiếm hơn 1% vào quý 4 năm 2013 cho thấy Công ty đã không còn mặn mà với thị trƣờng tài chính và quyết định tập trung nguồn lực cho ngành sản xuất chính là kinh doanh thực phẩm. Tổng giám đốc KDC, ông Trần Lệ Nguyên nói với báo giới rằng nhiều khả năng Kinh Đô sẽ tung các sản phẩm mì gói và gia vị ra thị trƣờng vào năm 2014.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)