PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH sử DỤNG VỐNLưu ĐỘNGTẠI CÔNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 36 - 38)

GVHD: Đinh Công Thành Trang 28 SVTH: Võ Thị Kim Loan Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

4.2.1 Kết cấu của vốn lun động

Bảng 3: Bảng tình hình biến động của vốn lưu động 2006 - 2008

-*---T---1---r---

(Nguôn: Phòng kê toán,

GVHD: Đỉnh Công Thành Trang 29 SVTH: Võ Thị Kìm Loan

11,13% và năm 2008 tăng gần 55%. Trong cơ cấu vốn lưu động thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Vốn bằng tiền: năm 2007 là 8.258 triệu đồng giảm 7,38% so với năm 2006, sang năm 2008 vốn bằng tiền là 15.219 triệu đồng tăng 84,29% so với năm 2007. Lượng tiền của Công ty tăng giảm không ổn định, do Công ty hoạt động dưới hình thức thương mại dịch vụ nên cần trữ lượng tiền lớn để mua hàng, tận dụng cơ hội kinh doanh, đề phòng rủi ro,....Tuy nhiên, dự trữ lượng tiền quá lớn làm giảm tốc độ quay của vốn cũng không tốt, nên Công ty cần lập kế hoạch tiền mặt để sử dụng khoản này cho họp lý.

Khoản phải thu: năm 2006 khoản phải thu là 78.679 triệu đồng, chiếm 72,20% vốn

lưu động. Các khoản phải thu trong năm 2007 là 73.463 triệu đồng, giảm 6,63% so với năm 2006, tương ứng 5.216 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 60,66% trong tổng vốn lưu động. Nguyên nhân do khoản phải thu của năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ phải thu của năm 2006 quá lớn, chiếm 48,68% nên sang năm 2007 Công ty phải tăng giá trị dự phòng cho nợ khó đòi, bên cạnh đó các khoản trả trước người bán và các khoản phải thu khác của năm 2007 giảm nên đã làm cho khoản phải thu giảm. Năm 2008 các khoản phải thu của Công ty tăng lên 104.555 triệu đồng, cao hơn so với năm 2007 là 31.092 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,32%. Nguyên nhân do doanh thu năm 2008 tăng mạnh làm cho khoản phải thu và các khoản phải thu khác tăng theo, doanh thu tăng đòi hỏi Công ty phải tăng lượng hàng nhập vào nên các khoản trả trước người bán cũng tăng đáng kể, giá trị dự phòng giảm nhẹ do tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ phải thu của năm 2007 giảm. Tuy nhiên, tỷ trọng lại giảm chỉ chiếm 55,71% tổng vốn lưu động của Công ty. Các khoản phải thu của Công ty luôn biến động và chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần qua các năm. Do nhận thấy nhiều năm qua khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng vốn lưu động làm cho vòng quay vốn không cao nên Công ty có xu hướng giảm tỷ lệ này xuống nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng và ứ động.

Qua bảng phân tích trên ta thấy hàng tồn kho cũng có sự biến động đáng kể. Tỷ trọng của hàng tồn kho đang tăng dần trong tổng vốn lưu động. Năm 2006,

Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

tồn kho của Công ty là 20.534 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,84% vốn lưu động. Năm 2007, hàng tồn kho tăng lên 33.409 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 12.875 triệu đồng, tương ứng 62,70%. Hàng tồn kho của Công ty tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng trong tổng vốn lưu động. Tương tự như năm 2007, năm 2008 cũng tăng lên 67.010 triệu đồng, tăng so với năm 2007 về mặt giá trị là 33.601 triệu đồng tương ứng 100,57% và chiếm 35,70% trong tổng vốn lưu động. Nguyên nhân do thị trường cung ứng hàng của Công ty ngày một mở rộng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đòi hỏi Công ty phải tăng cường lượng hàng hóa dự trữ nhằm phòng tránh tình trạng không có hàng cung cấp sẽ làm giảm doanh thu hiện tại và tương lai.

Tài sản lưu động khác của Công ty chỉ chiếm tỷ họng nhỏ trong vốn lưu động của Công ty. Năm 2006 tài sản lưu động khác là 849 triệu đồng, chiếm tới 0,78% vốn lưu động. Năm 2007 tăng lên 5.969 triệu đồng, tương ứng 4,93% vốn lưu động tăng 602,61% so với năm 2006. Sự tăng lên của tài sản lưu động khác trong năm 2007 chủ yếu do ảnh hưởng tài sản ngắn hạn tăng như thuế GTGT đầu vào của Công ty được khấu trừ tăng, đặc biệt là các tài sản ngắn hạn khác của Công ty tăng như trái phiếu chính phủ, công trái Nhà nước sắp đáo hạn làm cho tài sản lưu động khác tăng đáng kể. Năm 2008, tài sản ngắn hạn khác giảm còn 908 triệu đồng, giảm so với năm 2007 số tiền là 5.061 triệu đồng, chiếm 0,48% vốn lưu động, do các tài sản ngắn hạn trong năm giảm, khoản khấu trừ từ thuế GTGT không đáng kể nên làm cho tài sản lưu động khác sụt giảm manh.

Tóm lại, trong thành phần của vốn lưu động thì thành phần khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy Công ty có hướng điều chỉnh hai khoản mục này, khoản phải thu thì có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ 72,20% năm 2006 giảm còn 60,66% năm 2007 và 55,71% năm 2008 nhưng lại tăng tỷ trọng hàng tồn kho lại tăng dần làm cho vốn đầu tư vào hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng dần từ 18,84% năm 2006, 27,59% năm 2007 và 35,70% năm 2008. Điều này cho thấy Công ty chủ yếu chuyển dịch cơ cấu vốn lưu động từ khoản phải thu sang hàng tồn kho mà không đầu tư vào các khoản tiền, trong đó có khoản tiền gởi Ngân hàng với mục đích sinh lợi.

Bây giờ ta sẽ đánh giá sơ lược hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty thông qua bảng phân tích sau:

GVHD: Đinh Công Thành Trang 31 SVTH: Võ Thị Kim Loan Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu

Giang

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 36 - 38)