Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 35)

- Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công ty.

- Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn.

- Đa dạng hoá ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gủi với mặt hàng truyền thống.

GVHD: Đinh Công Thành Trang 26 SVTH: Võ Thị Kim Loan

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN Lưu ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬT Tư HẬU GIANG QUA 3 NĂM 2006,2007,2008

4.1 ĐÁNH GIÁ KHẮT QUÁT TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN, NGUỒN VỐN

Bảng 2: Bảng cân đối tài sản từ 2006 - 2008

TSLĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Chênh lệch

Số tiền Tỷlệ(%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ % Số tiền

^---7----'---

(Nguôn: phòng kê toán)

Tài sản và nguồn vốn cuả công ty luôn biến động qua các năm, tổng tài sản năm 2007 là 136.745 triệu đồng tăng lên so với năm 2006 là 12.757 triệu đồng, tuy nhiên nguyên nhân của sự gia tăng này tập trung vào TSLĐ và ĐTNH là chính, bằng chứng là TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng 11,13% tương ứng 12.125 triệu đồng do trong năm lượng hàng tồn kho của công ty đã tăng từ 20.534 triệu đồng năm 2006 lên 33.409 triệu đồng năm 2007. Bên cạnh đó, khoản mục phải thu ngắn hạn của Công ty có chiều hướng giảm nhưng không đủ bù đắp cho sự tăng lên của hàng tồn kho, điều này đã dẫn đến khoản mục TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên đáng kể. TSCĐ và ĐTDH chỉ tăng 4,21% tương ứng tăng 632 triệu đồng là do giá trị quyền sử dụng đất của Công ty tăng lên. về

nguồn vốn của công ty năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 10,29%, nguyên nhân dẫn đến tình ữạng gia tăng nguồn vốn chủ yếu do sự tăng lên của vốn CSH và các khoản nợ phải ữả. Cụ thể khoản nợ phải ữả tăng từ 100.536 triệu đồng lên 107.492 triệu đồng, vốn CSH tăng từ 23.452 triệu đồng lên 29.254 triệu đồng.

GVHD: Đinh Công Thành Trang 27 SVTH: Võ Thị Kim Loan Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

Tổng tài sản của Công ty tăng từ 136.745 triệu đồng năm 2007 lên 214.624 triệu đồng năm 2008. Sự gia tăng này bao gồm cả sự gia tăng của TSLĐ và ĐTNH cùng với TSCĐ và ĐTDH của Công ty. Nguyên nhân tăng của TSLĐ là do sự tăng lên gần như gấp đôi của các khoản mục tiền, hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn. Bên cạnh đó, khoản đầu tư dài hạn của Công ty cũng có sự gia tăng đáng kể đã làm cho tài sản của Công ty tăng lên một cách đột biến. Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng 56,95%, cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty có chiều hướng mở rộng dần. Nguyên nhân là do các khoản nợ phải trả của Công ty trong năm tăng, bằng cách tăng các khoản vay ngắn hạn ngân hàng từ 4.328 triệu năm 2007 lên 41.537 triệu năm 2008, các khoản mục khác trong nợ phải ưả của Công ty cũng dao động theo chiều hướng tăng dần. Bên cạnh đó, trong năm Công ty cũng đã phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn từ CSH.

Việc gia tăng nguồn vốn của Công ty qua các năm cho thấy Công ty đang từng bước phát huy khả năng huy động vốn, tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện tốt để Công ty thực hiện tốt mục tiêu phát triển đã đề ra.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

GVHD: Đinh Công Thành Trang 28 SVTH: Võ Thị Kim Loan Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

4.2.1 Kết cấu của vốn lun động

Bảng 3: Bảng tình hình biến động của vốn lưu động 2006 - 2008

-*---T---1---r---

(Nguôn: Phòng kê toán,

GVHD: Đỉnh Công Thành Trang 29 SVTH: Võ Thị Kìm Loan

11,13% và năm 2008 tăng gần 55%. Trong cơ cấu vốn lưu động thì khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Vốn bằng tiền: năm 2007 là 8.258 triệu đồng giảm 7,38% so với năm 2006, sang năm 2008 vốn bằng tiền là 15.219 triệu đồng tăng 84,29% so với năm 2007. Lượng tiền của Công ty tăng giảm không ổn định, do Công ty hoạt động dưới hình thức thương mại dịch vụ nên cần trữ lượng tiền lớn để mua hàng, tận dụng cơ hội kinh doanh, đề phòng rủi ro,....Tuy nhiên, dự trữ lượng tiền quá lớn làm giảm tốc độ quay của vốn cũng không tốt, nên Công ty cần lập kế hoạch tiền mặt để sử dụng khoản này cho họp lý.

Khoản phải thu: năm 2006 khoản phải thu là 78.679 triệu đồng, chiếm 72,20% vốn

lưu động. Các khoản phải thu trong năm 2007 là 73.463 triệu đồng, giảm 6,63% so với năm 2006, tương ứng 5.216 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 60,66% trong tổng vốn lưu động. Nguyên nhân do khoản phải thu của năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ phải thu của năm 2006 quá lớn, chiếm 48,68% nên sang năm 2007 Công ty phải tăng giá trị dự phòng cho nợ khó đòi, bên cạnh đó các khoản trả trước người bán và các khoản phải thu khác của năm 2007 giảm nên đã làm cho khoản phải thu giảm. Năm 2008 các khoản phải thu của Công ty tăng lên 104.555 triệu đồng, cao hơn so với năm 2007 là 31.092 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,32%. Nguyên nhân do doanh thu năm 2008 tăng mạnh làm cho khoản phải thu và các khoản phải thu khác tăng theo, doanh thu tăng đòi hỏi Công ty phải tăng lượng hàng nhập vào nên các khoản trả trước người bán cũng tăng đáng kể, giá trị dự phòng giảm nhẹ do tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ phải thu của năm 2007 giảm. Tuy nhiên, tỷ trọng lại giảm chỉ chiếm 55,71% tổng vốn lưu động của Công ty. Các khoản phải thu của Công ty luôn biến động và chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần qua các năm. Do nhận thấy nhiều năm qua khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng vốn lưu động làm cho vòng quay vốn không cao nên Công ty có xu hướng giảm tỷ lệ này xuống nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng và ứ động.

Qua bảng phân tích trên ta thấy hàng tồn kho cũng có sự biến động đáng kể. Tỷ trọng của hàng tồn kho đang tăng dần trong tổng vốn lưu động. Năm 2006,

Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

tồn kho của Công ty là 20.534 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,84% vốn lưu động. Năm 2007, hàng tồn kho tăng lên 33.409 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 12.875 triệu đồng, tương ứng 62,70%. Hàng tồn kho của Công ty tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng trong tổng vốn lưu động. Tương tự như năm 2007, năm 2008 cũng tăng lên 67.010 triệu đồng, tăng so với năm 2007 về mặt giá trị là 33.601 triệu đồng tương ứng 100,57% và chiếm 35,70% trong tổng vốn lưu động. Nguyên nhân do thị trường cung ứng hàng của Công ty ngày một mở rộng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đòi hỏi Công ty phải tăng cường lượng hàng hóa dự trữ nhằm phòng tránh tình trạng không có hàng cung cấp sẽ làm giảm doanh thu hiện tại và tương lai.

Tài sản lưu động khác của Công ty chỉ chiếm tỷ họng nhỏ trong vốn lưu động của Công ty. Năm 2006 tài sản lưu động khác là 849 triệu đồng, chiếm tới 0,78% vốn lưu động. Năm 2007 tăng lên 5.969 triệu đồng, tương ứng 4,93% vốn lưu động tăng 602,61% so với năm 2006. Sự tăng lên của tài sản lưu động khác trong năm 2007 chủ yếu do ảnh hưởng tài sản ngắn hạn tăng như thuế GTGT đầu vào của Công ty được khấu trừ tăng, đặc biệt là các tài sản ngắn hạn khác của Công ty tăng như trái phiếu chính phủ, công trái Nhà nước sắp đáo hạn làm cho tài sản lưu động khác tăng đáng kể. Năm 2008, tài sản ngắn hạn khác giảm còn 908 triệu đồng, giảm so với năm 2007 số tiền là 5.061 triệu đồng, chiếm 0,48% vốn lưu động, do các tài sản ngắn hạn trong năm giảm, khoản khấu trừ từ thuế GTGT không đáng kể nên làm cho tài sản lưu động khác sụt giảm manh.

Tóm lại, trong thành phần của vốn lưu động thì thành phần khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy Công ty có hướng điều chỉnh hai khoản mục này, khoản phải thu thì có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ 72,20% năm 2006 giảm còn 60,66% năm 2007 và 55,71% năm 2008 nhưng lại tăng tỷ trọng hàng tồn kho lại tăng dần làm cho vốn đầu tư vào hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng dần từ 18,84% năm 2006, 27,59% năm 2007 và 35,70% năm 2008. Điều này cho thấy Công ty chủ yếu chuyển dịch cơ cấu vốn lưu động từ khoản phải thu sang hàng tồn kho mà không đầu tư vào các khoản tiền, trong đó có khoản tiền gởi Ngân hàng với mục đích sinh lợi.

Bây giờ ta sẽ đánh giá sơ lược hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty thông qua bảng phân tích sau:

GVHD: Đinh Công Thành Trang 31 SVTH: Võ Thị Kim Loan Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu

Giang

4.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

---\---T*---

(Nguôn: phòng kê

Vòng quay vốn lưu động và số ngày của một vòng quay

Vòng quay vốn lưu động của Công ty qua ba năm tăng giảm không ổn định. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng từ 7,91 vòng năm 2006 lên 8,69 vòng năm 2007 làm số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong năm giảm từ 45,5 ngày năm 2006 còn 41,43 ngày năm 2007. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân, đây là biểu hiện tốt vì một đồng vốn lưu động bỏ ra đem lại doanh thu nhiều hơn, cụ thể năm 2006 một đồng vốn lưu động bỏ ra mang lại 7,91 đồng doanh thu còn năm 2007 mang lại 8,69 đồng doanh thu. Năm 2008 tốc độ này là 8,54 vòng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động tăng lên 42,5 ngày. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Vòng quay vốn lưu động qua các năm tăng giảm không ổn định nhưng vẫn ở mức tương đối cao điều này cho thấy vốn lưu động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, doanh số cho đơn vị tương đối cao.

Mức sinh lợi của von lưu động

Chỉ tiêu này cho biết một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị. Qua ba năm mức sinh lợi của vốn lưu động là 5,48% năm 2006 lên 7,74% năm 2007 và tăng lênGVHD: Đinh Công Thành Trang 32 SVTH: Võ Thị Kim Loan đồng lợi nhuận năm 2008. Đạt được kết quả đó là nhờ Công ty biết quản lý tốt vốn lưu động, bên cạnh đó Công ty cũng tăng cường quản lý chặt chẽ các loại chi phí nhờ vậy mà lợi nhuận hàng năm tăng lên góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mức đảm nhiệm của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần đầu tư bao nhiêu vốn lưu động. Mức đảm nhiệm vốn lưu động tương đối thấp và dao động nhỏ, năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu thì số vốn lưu động phải bỏ ra là 0,13 đồng, sang năm 2007 và 2008 giảm còn 0,12 đồng. Để tạo ra một đồng doanh thu thì lượng vốn lưu động mà Công ty phải bỏ ra tương đối thấp, điều này cho thấy vốn lưu động của Công ty sử dụng rất hiệu quả. Đó là nhờ Công ty đã áp dụng tốt các chính sách tín dụng hiệu quả, giảm được tỷ trọng của khoản phải thu góp phần giảm lượng vốn bị chiếm dụng, làm cho vốn của Công ty luân chuyển nhanh, tăng cường vốn tham gia vào chu kỳ kinh doanh giúp doanh thu tăng nhanh.

Qua đánh giá sơ lược các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn này của Công ty trong 3 năm qua tương đối cao.

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

4.3.1 Tình hình quản trị tiền mặt

Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

cầu giao dịch ai cũng muốn để lại một ấn tượng tốt cho Công ty, muốn được như vậy họ phải thực hiện tốt các hợp đồng với Công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.

Mạng lưới phân phối của Công ty khá rộng, Công ty có cửa hàng, chi nhánh, đại lý trải khắp khu vực ĐBSCL và TPHCM nên việc bán hàng và thu tiền của Công ty khá thuận lợi. Hàng ngày, tại các đơn vị trực thuộc nếu có phát sinh quan hệ mua bán thì khi hàng hóa xuất kho chở đến khách hàng thì là thời điểm kế toán của các đơn vị này xuất hóa đơn bán hàng và sẽ cử nhân viên theo xe để thu tiền nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, nhờ vậy đã rút ngắn thời gian từ khi xuất hàng đến khi hóa đơn đến tay khách hàng góp phần làm tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, nếu như là khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng thì trung bình chỉ mất một ngày thì Công ty sẽ nhân được. Đối với những khách hàng truyền thống Công ty thường có chính sách gia hạn thời hạn thanh toán để giữ mối: đối với khách hàng mua lẻ thì thời gian gia hạn là 1 tuần, mua sỉ là 15 ngày, bán cho công trình thì 30 -45 ngày, đây cũng là chính sách giúp Công ty thu hút được khách hàng mới.

Do đây là Công ty quản lý các chi nhánh và cửa hàng nên sau mỗi ngày thu được tiền bán hàng, các đơn vị trực thuộc này phải nộp tiền hết bán hàng về cho Công ty vì trong mỗi kỳ kinh doanh, Công ty sẽ tạm ứng trước cho các đơn vị này một số tiền để chi tiêu cho các chi phí phát sinh trong việc bán hàng hoặc giao hàng. Đối với các đơn vị trực thuộc của khu vực nội thành TP cần Thơ thì khi bán hàng thu được tiền các đơn vị này sẽ cử người đem nộp cho thủ quỹ của Công ty, đối với các đơn vị thuộc phạm vi ngoài tỉnh để giảm bớt thời gian luân chuyển tiền Công ty đã áp dụng phương thức chuyển tiền thông qua hệ thống Ngân hàng. Các chi nhánh, cửa hàng này sẽ fax báo cáo bán hàng về Công ty và chuyển tiền vào tài khoản Công ty mở tại Ngân hàng sau khi thu được tiền bán hàng. Việc chuyển tiền bằng hệ thống Ngân hàng đã giúp Công ty tạo mối quan hệ tốt với Ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn phát triển kinh doanh. Lượng tiền tại Công ty thu được mỗi ngày sẽ được thủ quỹ gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi vì thế khoản đầu tư ngắn hạn của Công ty bằng không qua các năm.

Tóm lại, thời gian luân chuyển tiền của Công ty tương đối ngắn nhờ Công ty biết sử dụng phương thức thanh toán qua hệ thống Ngân hàng. Nhưng để quản

trị tiền được tốt ngoài việc phải biết tăng tốc độ thu tiền thì Nhà quản trị cũng phải quan tâm đến tốc độ chi tiền, cần phải có một chính sách tối ưu nhằm giảm tốc độ chi tiền ra, sau đây ta đi vào tìm hiểu về tình hình chi tiền của Công ty.

b. Tình hình chỉ tiền

Đây là Công ty kinh doanh hàng hóa nên phải chi tiền để nhập hàng hóa vào. Do đó, các nhà quản trị cần tính đến thời gian trả tiền hàng tương ứng với

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w