Giải pháp cho nhu cầu vốnlưu động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 57)

Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. Tuy nhiên, muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh, Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, Ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách Nhà nước cũng như từ nội bộ.

Theo tình hình xác định về nhu cầu vốn ở phần trên thì lượng vốn mà doanh nghiệp cần vay thêm từ bên ngoài bổ sung cho nguồn vốn để đầu tư cho tài sản năm 2009 là 7.319,91 - 5137,03=2.182,88 triệu đồng.

Trong đó, lượng vốn vay thêm từ nguồn vay ngắn hạn của Công ty là 6.440,76 - 4.424,21=2.016,55 triệu đồng.

Việc xác đinh nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ là rất cần thiết vì nó giúp Công ty định hướng được lượng vốn mình cần huy động trong thời gian tới là bao nhiêu từ đó có kế hoạch lựa chọn tìm nguồn tài trợ có

chi phí thấp. Đối vói nguồn vay ngắn hạn trong thời gian tới Công ty có thể huy động vốn theo các phương án sau:

- Vay ngắn hạn từ Ngân hàng

- Vay bằng cách cầm cố khoản phải thu.

Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

CHƯƠNG 6 6.1 KÉT LUẬN

Trong thời kỳ kinh doanh hội nhập cũng như thời kỳ khủng hoảng hiện nay, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải làm ăn có hiệu quả. Thông qua phân tích khái quát về tình hình quản trị vốn lưu động của Công ty trong 3 năm qua, ta thấy năng lực quản lý cũng nhu khả năng thích nghi với môi trường mới của Công ty khá tốt, nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn này của Công ty tương đối cao, đảm bảo cho mục tiêu lợi nhuận hàng năm đều tăng. Đặc biệt là năm 2008, năm của khủng hoảng toàn cầu đã làm cho không ít các doanh nghiệp trong nước phải gặp nhiều khó khăn nhưng hiệu quả kinh doanh của Công ty vẫn tăng trưởng tốt. Nhưng để có tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa trong thời gian tới Công ty phải chú trọng vấn đề về quản trị tốt vốn lưu động.

Công ty là một đơn vị kinh doanh xuất hiện trên thị trường với sứ mệnh là thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao cho khách hàng. Với sứ mệnh cao cả đó, kể từ khi ra đời Công ty đã không ngừng nỗ lực để vươn lên, bằng chứng đó là hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao trong thời gian qua, Công ty ngày càng khẳng định vị trí cũng như vai trò ngày càng cao của mình trong khu vực. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy kinh nghiệm và nhiệt huyết góp phần cho sự phát triển không ngừng của Công ty, kết quả và hiệu quả kinh doanh cũng không ngừng được nâng cao, Công ty đã xây dựng được một hình ảnh đẹp đối với khách hàng.

Qua quá trình phân tích về tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty em thấy một số vấn đề sau:

Vốn lưu động của Công ty chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn, về tình hình sử dụng nguồn vốn này trong 3 năm qua tuy có đạt hiệu quả nhưng tốc độ luân chuyển vốn chưa ổn định. Nguyên nhân do Công ty chưa thực hiện các khoản mục tiền và hàng tồn kho. Tuy tình hình quản trị khoản phải thu đang có chiều hướng cải thiện nhưng vẫn chưa được tốt mấy, bên cạnh đó khoản mục tiền thì tăng giảm không ổn định, hàng tồn kho mỗi năm một tăng ảnh hưởng rất lớn đến vòng quay của vốn.

Đối vói cơ quan Nhà nước:

Quan tâm hơn nữa công tác điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, đề ra các biện pháp tích cực nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa trong nước.

Tăng cường tuần tra cảng quan, đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng nhập lậu, trốn thuế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nước.

Xây dựng và sửa chữa các tuyến đường tạo điều kiện cho hàng hóa giữa các lưu thông được dễ dàng.

Đưa ra chính sách ưu đãi về lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhằm khuyến khích họ năng nổ hoạt động, có như thế nền kinh tế trong nước mới ngày một thịnh vượng.

Ban hành và tuyên truyền pháp luật về doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý vững chắc nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh công bằng, hợp pháp.

Tích cực đưa ra các chính sách khen thưởng đối với các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với Bộ thương mại:

Tích cực tham gia nghiên cứu thị trường, hoạch định chính sách xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tạo đầu ra ổn định cho hàng hóa trong nước.

Xây dựng, quản lý chương trình thương hiệu quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, hỗ trợ cácGVHD: Đinh Công Thành Trang 66 SVTH: Võ Thị Kim Loan

Phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang

nhằm giảm bớt các khoản phải thu có như thế mới hạn chế được các rủi ro nợ quá hạn và nợ khó đòi, giúp Công ty xoay nhanh nguồn vốn kinh doanh. Đe ra biện pháp tích cực như: đôn đốc hoặc phạt theo một tỷ lệ nào đó đối với đơn vị hoặc khách hàng thanh toán không theo họp đồng.

Bộ phận Marketing cần tăng cường vai trò của mình trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xác định được xu hướng biến động của ngành kinh doanh từ đó đưa ra những chiến lược tồn trữ hàng phù hợp cho từng giai đoạn.

Kinh doanh dưới hình thức thương mại dịch vụ nên đòi hỏi phải lượng tiền dự trữ cho mỗi giai đoạn nhập hàng phải cao, vì thế Công ty cần phải thường xuyên lập kế hoạch dự toán tiền mặt để đảm bảo mức dự trữ cân đối tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn thanh toán.

Phương châm kinh doanh của Công ty là: Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả vì thế phải hết sức chú trọng tới chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó cũng cần đưa ra các hình thức phục vụ khách hàng ngày một chu đáo hơn, tích cực khai thác nhu cầu của khách hàng tiềm năng đồng thời gia tăng việc tiếp cận nắm bắt thông tin, cập nhật công nghệ tiên tiến trên thế giới và thông tin thị trường để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

Cố gắng giảm và tiết kiệm các chi phí không họp lý nhất là các chi phí không có trong khoản mục giá thành để nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, một số kiến nghị đưa ra có tính tham khảo với hy vọng rằng nó có thể góp phần vào việc cải thiện tình hình sử dụng cũng như quản trị vốn lưu động của Công ty trong thời gian tới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 57)