Mức độ cạnh tranh trong ngành Viễn thông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường ngành viễn thông việt nam năm 2010 (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.1.Mức độ cạnh tranh trong ngành Viễn thông tại Việt Nam

Dựa vào số liệu và kết quả phân tích các chỉ số đo lường mức độ tập trung của ngành Viễn thông ở chương 2, ta thấy mức độ tập trung của các hoạt động viễn thông tại Việt Nam năm 2010 từ cao đến rất cao, sự cạnh tranh tương đối thấp trong ngành. Cụ thể là các chỉ số đo lường HHI và CR3 của tất cả các ngành cũng như toàn ngành là rất cao (HHI= 6579.76 > 1800 và CR3= 0.8826).

Đối với mã ngành Viễn thông có dây (61100), mức độ tập trung thị trường là cao nhất. Theo số liệu thống kê, năm 2010 chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Viễn thông có dây và ba doanh nghiệp lớn chiếm đến 99% thị phần ngành. Phân ngành này có mức độ cạnh tranh thấp nhất, có xu hướng độc quyền do đặc thù của ngành này có khá nhiều rào cản để cho các doanh nghiệp mới có thể gia nhập ngành chịu sự chi phối rất mạnh từ các công ty lớn, đặc biệt là VNPT, MobiFone và Viettel. Với chi phí xây cố định bỏ ra khá lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ hoạt động viễn thông có dây, khả năng sinh lời từ đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp tại mã ngành này không cao cũng như sự phát triển không ngừng của smartphone và internet; có thể dự đoán xu hướng trong tương lai, viễn thông có dây sẽ thu hẹp chỉ còn xuất hiện trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Đối với mã ngành Viễn thông không dây (61200), mức độ tập trung thị trường cao tương đối, chỉ số HHI là cao nhất (HHI=8309.49). Mã ngành này đang dần có thêm sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê, năm 2010 mã ngành Viễn thông không dây có 13 doanh nghiệp, hơn mã ngành Viễn thông có dây 9 doanh nghiệp. Điều này cho thấy Viễn thông không dây đang ngày càng có xu hướng phát triển và mở rộng trong tương lai.

Đối với mã ngành Viễn thông khác (6190), mức độ cạnh tranh có giảm, nhưng vẫn ở mức cao do số lượng doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Trong đó, mã ngành hoạt động của các điểm truy cập Internet (61901) có 37 doanh nghiệp và mã ngành hoạt động viễn thông khác chưa được phân vào đâu (61909) có 4 doanh nghiệp, với sự gia nhập của rất nhiều tên tuổi tiềm năng như Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC,… Tuy nhiên, thị trường trong ngành vẫn tập trung vào tay các

công ty lớn có vốn đầu tư nhà nước như VNPT (chiếm 68,59% thị phần) và FPT (chiếm 13.71% thị phần). Với những điều kiện thuận lợi hơn trong gia nhập, đây chắc chắn là một trong những ngành ngày càng phát triển hơn trong những năm tới.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường ngành viễn thông việt nam năm 2010 (Trang 30 - 31)