Rào cản gia nhập ngành

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường ngành viễn thông việt nam năm 2010 (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.2. Rào cản gia nhập ngành

Với thị trường tốt, đem lại nhiều nguồn lợi, ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành Viễn thông. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường viễn thông thì đều gặp phải nhiều rào cản gia nhập ngành như: Lợi thế kinh tế theo quy mô, đặc trưng hóa sản phẩm, vốn, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận các kênh phân phối, bất lợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô, chính sách chính phủ…Một số rào cản tiêu biểu khi muốn gia nhập ngành Viễn thông như sau:

a. Lợi thế kinh tế theo quy mô

Các doanh nghiệp khi muốn gia nhập vào ngành Viễn thông đặc biệt là mã ngành Viễn thông có dây và không dây gặp rất nhiều khó khăn do trên thị trường đang có những doanh nghiệp lớn chi phối rất lớn đến sản lượng cũng như giá cả. Nếu họ nhập cuộc với quy mô nhỏ để tránh rủi ro và thường cũng là phù hợp với khả năng của họ, thì họ không có được tính kinh tế theo quy mô của các doanh nghiệp hiện có đàn anh trong ngành như VNPT hay Viettel. Còn nếu họ nhập cuộc với quy mô lớn, thì doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro cao và chi phí vốn cao. Những doanh nghiệp như VNPT hay Viettel, quy mô hoạt động của họ đã phủ sóng khắp cả nước, chiếm thị phần chủ yếu và chi phí cận biên để họ mở rộng các gói dịch vụ hay tiện ích sẽ là rất nhỏ; điều này tạo trở ngại đáng kể về cạnh tranh giá khi các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường này.

b. Chi phí nhập ngành

Cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ các dịch vụ cáp và không dây đòi hỏi phải đầu tư chi phí vốn cực kỳ cao, ở mức độ khó quản lý cho bất kỳ công ty mới nào. Ngoài ra, cần phải có những khoản chi phí nghiên cứu và phát triển cao. Để đạt được mục tiêu này, một công ty mới có lẽ sẽ chỉ có cơ hội thành công nếu nó có một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo có thể thu hút được một số lượng lớn các nhà đầu tư

vốn mạo hiểm sẵn sàng đầu tư một khoản tiền rất lớn vốn để bắt đầu công ty, và sau đó để duy trì nó đến mức có lợi nhuận.

Một trở ngại lớn khác đối với bất kỳ công ty mới nào muốn phá vỡ hoạt động kinh doanh viễn thông phát sinh từ tính cạnh tranh cao của thị trường đối với các thiết bị viễn thông và dịch vụ. Thị trường viễn thông là một trong những thị trường tiêu thụ mạnh mẽ nhất. Các chiến dịch quảng cáo khổng lồ và cuộc chiến giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh chính là tiêu chuẩn. Vì vậy các chi phí để gia nhập lớn chính là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp mới.

c. Rào cản từ chính sách pháp lý

Như đã phân tích trong chương 2, ngành Viễn thông có tác động rất lớn đến nền kinh tế và là một ngành xương sống, liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia. Ngành phát triển khi khu vực công còn được ưu ái lớn, do đó các doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm vị trí áp đảo. Hơn nữa các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng cũng rất chặt chẽ. Đây cũng chính là một rào cản quan trọng đối với các doanh nghiệp khi muốn gia nhập ngành.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường ngành viễn thông việt nam năm 2010 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w