CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.2.2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Viễn thông Việt Nam
Nam
a. Đầu tư hoạt động R&D để phát triển công nghệ
Nghiên cứu và phát triển là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực viễn thông. Ngày 14/11/2018 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển (R&D các sản phẩm về viễn thông và công nghệ thông tin (VT- CNTT) giai đoạn 2018- 2023. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành thì việc chỉ VNPT đang ngày càng phát triển công nghệ là không đủ, mà tất cả các doanh nghiệp của ngành cần đầu tư cho hoạt động R&D để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Việc chỉ một số doanh nghiệp lớn đầu tư cho công nghệ có thể gia tăng khoảng cách, tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp không thể tiếp tục cạnh tranh sẽ bị loại khỏi thị trường. Điều này có thể dẫn đến vấn đề độc quyền của ngành Viễn thông.
Khi mức độ tập trung ngành càng cao, thì càng cần có sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động R&D, với mục đích thúc đẩy việc buôn bán kinh doanh, học tập, nâng cao năng lực lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nếu các doanh nghiệp trong ngành không đầu tư cho hoạt động này, hoặc chỉ đầu tư cho có, thì sẽ dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả kinh doanh chung của ngành.
b. Nâng cao chất lượng các nguồn lực trong ngành Viễn thông
Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện đang rất thiếu, với tốc độ phát triển và tăng quy mô đến chóng mặt của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là
công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và nhân lực làm việc chuyên nghiệp về dịch vụ khách hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp viễn thông nên chú trọng đào tạo thường xuyên lực lượng nhân lực hiện có để nâng cao trình độ làm nguồn cơ sở, thành lập các trung tâm đào tạo, các trường đại học của riêng doanh nghiệp và cử nhân để đi học tập ở nước ngoài. Đồng thời, cần đa dạng hóa, đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy và giáo trình, tăng thời gian thực hành ứng dụng tại các cơ sở đào tạo, giảng dạy về viễn thông và công nghệ thông tin.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển nguồn nhân lực cho ngành viễn thông thông qua việc Nhà nước và các doanh nghiệp thu hút, hợp tác với các tổ chức, các trường đại học nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hợp tác liên kết mở các trường, ngành đào tạo về nhân lực viễn thông mang tầm trình độ đào tạo khu vực và quốc tế.
Nâng cao đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về ngành viễn thông: Đây là lực lượng rất quan trọng liên quan trực tiếp đến việc xây dựng , ban hành chính sách, tổ chức thực thi chính sách nhà nước về ngành viễn thông. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước để quản lý ngành Viễn thông tốt hơn và hiệu quả hơn.