Thiết kế đề kiểm tra KT01

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 44 - 51)

Họ tên: ... Lớp/Trường: ... Liên hệ (SĐT/ Email): ...

Tình huống 1: SỐT RÉT

Sốt rét là một chứng bệnh gây ra bởi virut tên Plasmodium, có thể dẫn tới biến

chứng ở nhiều cơ quan quan trọng như não, gan, thận, phổi...nguy cơ tử vong cao. Sốt rét nghiêm trọng (sốt rét ác tính) gây ra bởi chủng Plasmodium falciparum (P.

Falciparum) và vectơ truyền bệnh là muỗi Anopheles cái.

Khi xâm nhập vào cơ thể, chủng virut này có khả năng giải phóng ra độc tố, bản chất là glycosyl - phosphotidin - inotide - lipide làm hồng cầu vỡ. Các triệu chứng của sốt rét ác tính bắt đầu bộc lộ 9–30 ngày sau khi nhiễm. Các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt rét là sự xuất hiện theo chu kỳ (36-48 giờ) của cơn lạnh đột ngột, sau đó sốt và đổ mồ hôi do thiếu máu, hạ đường huyết. Bệnh có thể gây di căn đến não, gan, thận, ...

Với những thông tin được cung cấp, bạn hãy lựa chọn NHỮNG đáp án bạn cho là chính xác:

1, Nguyên nhân dẫn đến sốt rét ác tính là gì?

£ a. Do cơ thể người bị nhiễm virut P. Falciparum. £ b. Do cơ thể người nhiễm virut Plasmodium. £ c. Do người bị muỗi Anopheles cái đốt.

38

2, Những triệu chứng ban đầu có thể nhìn thấy khi sốt rét ác tính là gì?

£ a. Vỡ hồng cầu, lạnh run rẩy, sốt, đổ mồ hôi. £ b. Lạnh run rẩy, sốt, đổ mồ hôi.

£ c. Lạnh run rẩy, thiếu máu, hạ đường huyết. £ d. Lạnh run rẩy, sốt, thiếu máu.

3, Câu nào sau đây tóm tắt đầy đủ nhất nội dung của đoạn văn trên?

£ a. Sốt rét ác tính gây ra do chủng virut P. Falciparum với trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles cái. Virut xâm nhập vào hồng cầu, giải phóng các chất gây vỡ hồng cầu. Sau thời gian ủ bệnh từ 9-30 ngày, người bệnh có biểu hiện ban đầu là lạnh đột ngột, sốt và đổ mồ hôi do thiếu máu, hạ đường huyết.

£ b. Sốt rét ác tính gây ra do chủng virut P. Falciparum với trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles cái. Virut xâm nhập vào hồng cầu, giải phóng các chất gây vỡ hồng cầu. Sau thời gian ủ bệnh từ 9-30 ngày, người bệnh có biểu hiện theo chu kì là lạnh đột ngột, sốt và đổ mồ hôi do thiếu máu, hạ đường huyết.

£ c. Sốt rét ác tính gây ra do cơ thể người bị nhiễm chủng virut P. Falciparum khi bị muỗi Anopheles đốt. Virut xâm nhập vào hồng cầu, giải phóng các chất gây vỡ hồng cầu. Sau thời gian ủ bệnh từ 9-30 ngày, người bệnh có biểu hiện ban đầu là lạnh đột ngột, sốt và đổ mồ hôi do thiếu máu, hạ đường huyết.

4, Kể từ khi người bắt đầu nhiễm virut sốt rét, chu trình nhân lên nào của virut sau đây diễn ra trong cơ thể?

£ a. Xâm nhập à Sự hấp phụ à Sinh tổng hợp à Lắp ráp à Phóng thích. £ b. Sự hấp phụ à Lắp ráp à Sinh tổng hợp à Xâm nhập à Phóng thích. £ c. Xâm nhập à Lắp ráp à Sinh tổng hợp à Sự hấp phụ à Phóng thích. £ d. Sự hấp phụ à Xâm nhập à Sinh tổng hợp à Lắp ráp à Phóng thích.

5, Triệu chứng đổ mồ hôi bộc lộ sau 9-30 ngày là do:

£ a. Cơ thể người chính thức bị nhiễm virut sốt rét. £ b. Giai đoạn phóng thích của virut xảy ra.

39 £ c. Hồng cầu bị vỡ hàng loạt.

£ d. Do người bệnh bị sốt.

6, a. Một chu kì phát bệnh có thời gian là: ... b. Tại sao trong khoảng thời gian đó người bệnh lại không biểu hiện triệu chứng? ... ... ... ...

7, Tại sao thời gian ủ bệnh (9-30 ngày) lại dài hơn thời gian của chu kì phát bệnh?

£ a. Virut phải vượt qua các hàng rào bảo vệ của cơ thể.

£ b. Số lượng virut còn ít, lượng hồng cầu bị phá hoại chưa cao nên chưa biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

£ c. Sau 9-30 ngày, virut mới kết thúc quá trình ngủ, bắt đầu hoạt động. £ d. Do kết hợp với các yếu tố bệnh khác.

8, Bạn hãy mô tả và giải thích lại toàn bộ các thông tin theo bảng sau đây:

Thông tin Mô tả cụ thể

8a. Thời gian ủ bệnh ... ... ... ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8b. Người bệnh sốt do đâu?

£ a. Do tác dụng của sắc tố sốt rét và độc tố virut tiết ra tác động lên trung tâm điều nhiệt

£ b. Do tác dụng của các lymphokin được tiết ra từ các đại thực bào khi phân hủy mảnh vụn hồng cầu và virut sốt rét.

40 8c. Người bệnh hạ đường

huyết do đâu?

£ a. Nhu cầu oxy và glucose của cơ thể không được đảm bảo do thiếu hụt hồng cầu.

£ b. Ăn uống kém do bị bệnh £ c. Do lạnh 8d. Người bệnh bị thiếu máu do đâu? ... ...

9, Bạn có thể lí giải lí do tại sao bệnh sốt rét lại gây di căn đến não, gan, thận, ...

không? ... ... ... ... ... ... Tình huống 2: NÒNG NỌC NHỎ

Anna- một cô bé lớp 8 ham học hỏi, cô có chị gái là nhà nghiên cứu về động vật có xương sống, Lớp Lưỡng cư. Một

ngày đẹp trời, Anna đến phòng thí nghiệm của chị, cô bé bỗng nhiên tìm được niềm vui thật mới mẻ. Một kính hiển vi cho

thấy hình ảnh một chấm tròn trong suốt (1) được vây quanh bởi hàng ngàn vật thể

hình que ngọ nguậy (2). Ngày hôm sau, Anna thấy chỉ còn lại chấm tròn, có vẻ nó đã tự ngăn ra làm đôi. Tại sao thế?- cô bé tự hỏi, Anna thấy xuất hiện trên bàn là những hình vẽ khó hiểu, cô bé đoán đó là những gì đang xảy ra trong quả cầu nhỏ

bé kia. Những ngày tiếp theo, Anna cảm thấy ngạc nhiên khi khối cầu kì lạ ấy vẫn

tiếp tục phân chia thành rất nhiều phần nhỏ hơn. Một ngày nọ, khối cầu nhỏ bé kia

đạt được 128 phần, nó bắt đầu thay đổi hình thái. Lại một vài ngày thú vị nữa trôi qua, cô gái bé nhỏ reo lên mừng vui khi nhìn thấy hình dáng một con nòng nọc dần

41

Liệu bạn- một HS lớp 10 có thể giúp Anna trình bày lại quá trình này trên cơ sở kiến thức chương “Phân bào” đã học?

Với những thông tin được cung cấp, em hãy lựa chọn NHỮNG đáp án em cho là

chính xác:

10, Tên gọi của sự vật (1) (tế bào T) là: ... Tên gọi của sự vật (2) (tế bào TT) là: ... 11, Sự phân chia liên tục của chấm tròn có bản chất là hiện tượng nào sau đây: £ a. Nguyên phân

£ b. Giảm phân £ c. Nhân đôi tế bào £ d. Tạo giao tử £ e. Tạo hợp tử £ f. Phân bào

12, “Ngày hôm sau, Anna thấy chỉ còn lại chấm tròn, có vẻ nó đã tự ngăn ra làm đôi.”

Chấm tròn ngày hôm sau (tế bào H) có bản chất khác với chấm tròn ngày hôm trước (tế bào T) không?

£ a. Có £ b. Không

Nếu câu trả lời là “Có”, vậy nó được gọi là gì?

...

13, Tại sao tế bào H phân chia được mà tế bào T lại không phân chia được?

£ a. Do thời gian chưa đủ.

£ b. Do bộ NST của tế bào T chỉ là đơn bội. £ c. Do bộ NST của tế bào H là lưỡng bội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

£ d. Do có sự kết hợp của tế bào T và tế bào TT tạo thành tế bào H có khả năng phân đôi.

42 14, Anna thấy xuất hiện trên bàn là những hình vẽ khó hiểu, cô bé đoán đó là những gì đang xảy ra trong quả cầu nhỏ bé kia. Nếu như em biết ếch có bộ NST=26

a. Bộ NST của tế bào T là: ... b. Bộ NST của tế bào TT là: ... c. Bộ NST của tế bào H là: ...

15, Tại sao tế bào H lại xuất hiện hiện tượng ngăn làm đôi?

£ a. Do tác động ngoại lực.

£ b. Do tế bào H là tế bào có khả năng tự phân đôi.

£ c. Do bộ NST của tế bào H là bộ NST lưỡng bội 2n có khả năng nguyên phân. £ d. Do bộ NST đơn bội của tế bào T kết hợp với bộ NST đơn bội của tế bào TT tạo thành tế bào H có bộ NST lưỡng bội có khả năng nguyên phân.

16, Bạn hãy điền vào chỗ trống những dữ kiện ương ứng được mô tả theo ngôn ngữ học thuật:

Một kính hiển vi cho thấy hình ảnh một tế bào ... được vây quanh bởi

hàng ngàn ... ngọ nguậy. Ngày hôm sau, Anna thấy chỉ còn lại một tế bào

duy nhất, đó là ..., có vẻ nó đã tự ngăn ra làm đôi. Anna thấy xuất hiện trên bàn là những hình vẽ liên quan đến quá trình ...- đó là những gì đang xảy ra trong quả cầu nhỏ bé kia. Những ngày tiếp theo, Anna thấy ... vẫn tiếp tục phân chia thành rất nhiều phần nhỏ hơn. Một ngày nọ, khối cầu nhỏ bé kia đạt được 128 phần, nó bắt đầu thay đổi hình thái.

43

17, Bạn hãy mô tả và giải thích toàn bộ quá trình bằng kiến thức Sinh học:

Hiện tượng quan sát được bằng mắt Hiện tượng bên trong tế bào tương ứng ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

** Đánh giá của em về bài kiểm tra này so với bài kiểm tra thông thường

£ Khó hơn £ Dễ hơn £ Thú vị hơn £ Bình thường £ Nhảm nhí £ Khác: ...

Bạn có muốn làm lại một bài kiểm tra tương tự thay vì kiểm tra thông thường hay không?

44

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 44 - 51)