Khái niệm, cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 27 - 28)

1.3.1.1. Khái niệm

Theo “Ngôn ngữ Việt Nam- Từ điển Tiếng Việt” [11], các khái niệm được định nghĩa như sau:

• Giải quyết: tìm cách làm cho một vấn đề khó khăn không còn khó khăn nữa • Vấn đề: là điều cần xem xét nghiên cứu giải quyết.

Vấn đề có nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp, mặt khác, nó còn tồn tại với nhiều tình huống cụ thể, trong nhiều bối cảnh khác nhau (bối cảnh cuộc sống cá nhân, bối cảnh môi trường học tập làm việc, bối cảnh khoa học...). Có thể thấy, giải quyết vấn đề là một quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, đưa ra luận điểm, giải pháp để khắc phục khó khăn

PISA 2012 hướng đến việc giải quyết vấn đề mang tính chất tương tác: “Giải

quyết vấn đề là năng lực của một cá nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề mà phương pháp của giải pháp đó không phải ngay lập tức nhìn thấy rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để đạt được tiềm năng của mình như một công dân có tính xây dựng và biết suy nghĩ”. Dự kiến PISA 2015 sẽ nhấn mạnh tính hợp tác: “là năng lực cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một quá trình mà hai hay nhiều đối tác cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cùng đi đến một giải pháp” [28].

Như vậy, năng lực giải quyết vấn đề vừa được xem như công cụ nhận thức, vừa được xem như mục tiêu dành cho việc học, chiếm lĩnh và vận dụng tri thức.Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá

trình nhận thức, hành động và thái độ để giải quyết những tình huống không

có sn cách thc và trình t gii quyết. Việc giải quyết vấn đề có mục tiêu rõ ràng

tại thời điểm nhưng chưa biết cách làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.Năng lực bao gồm khả năng nhận diện vấn đề, nhận định giả thuyết, xác định phương hướng xử lý, lập kế hoạch giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm. Việc này đòi hỏi phải có

21

quá trình rèn luyện lâu dài, hình thành phản xạ để khi gặp một vấn đề cần được giải quyết, người học sẽ ngay lập tức xác định ra phương hướng xử lí và thực hiện nó.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 27 - 28)