Các năng lực chuyên biệt môn Sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 33 - 38)

* Theo trường University of Victorya, British Columbia, Canada [31]

Theo mục đích đào tạo của khóa học tại trường University of Victorya, British Columbia, Canada về các năng lực môn Sinh học mà sinh viên cần hướng tới được tóm gọn như sau:

Kỹ năng nhận thức:

- Cung cấp nền tảng kiến thức thực tế và lí thuyết như đa dạng sinh học động vật, thực vật; đa dạng ở mức độ phân tử tế bào; sự tương tác giữa cá thể với cá thể, cá thể với môi trường ... nhằm phục vụ cho nâng cao sự hiểu biết, công việc, nghiên cứu chuyên sâu ...

- Kết hợp với các kiến thức khoa học khác để có cái nhìn tổng thể về sinh học.

- Xem xét các vấn đề sinh học dưới góc độ xã hội. • Kĩ năng nghiên cứu:

27

- Nắm rõ nguyên tắc, phương pháp khoa học, ứng dụng phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề cụ thể.

- Vận dụng thành thạo các quy luật, kiến thức lí thuyết vào thực hành.

- Khả năng hệ thống hóa, tích hợp sự hiểu biết về các vấn đề sinh học và phân tích kiến thức. Sử dụng lập luận quy nạp, phương pháp suy luận, phương pháp toán học để kiểm chứng.

- Ở mức độ cao nhất là tư duy sáng tạo, người học còn có thể tự thiết lập phương pháp định lượng / thí nghiệm quan sát, ghi lại các kết quả nghiên cứu hoặc đề xuất các bước cần thiết trong tương lai để tiếp tục mục tiêu của thí nghiệm để kiểm tra, đánh giá và dự đoán kết quả mong đợi của các giả thuyết có trước hoặc do mình đưa ra.

- Ngoài ra còn giúp người học có kĩ năng truyền đạt kết quả và ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoa học, các loại văn bản hoặc thuyết trình bằng miệng .

Kĩ năng nghiên cứu thực địa: từ kết quả nghiên cứu mang ra ứng dụng vào

thực tế như nghiên cứu giống mới đem ra nhân giống, trồng trên diện rộng ... từ đó hình thành tư duy phản biện lại kết quả mình có được.

Kĩ năng thực nghiệm: là kĩ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, kĩ năng

thực hành thí nghiệm và sử dụng an toàn và thao tác cân chỉnh, bảo quản và tìm lỗi các trang thiết bị được cài đặt, cách giữ hồ sơ chính xác trong phòng thí nghiệm.

28

* Theo Texas Higher Education , bang Texas Mĩ [30]

Theo một nghiên cứu của Texas Higher Education, bang Texas Mĩ, năng lực sinh học mà người học cần đạt được là:

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng phòng thí nghiệm

Kỹ năng nắm vững và xử lí thông tin

Khoa học sinh học và xã hội

* Theo Robert C.Hilborn và Micheal J.Fridlander

Năng lực 1 (E1+E3) Sử dụng các năng lực liên ngành ( Toán, Lý...)

- Áp dụng lý luận định lượng và toán học thích hợp để mô tả hay giải thích hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Ví dụ: Thể hiện và phân tích các hiện tượng tự nhiên về mặt định lượng bao gồm sự hiểu biết về sự phổ biến tự nhiên của logarit / mối quan hệ theo cấp số nhân (tỷ lệ thay đổi, pH hay sự tăng lên cấp số nhân của vi sinh vật trong điều kiện tối ưu).

- Áp dụng kiến thức và các nguyên tắc vật lý cơ bản và ứng dụng của nó vào việc giải thích hệ thống sống (các hiện tượng quang học ở mắt, sự khuếch tán các chất qua màng ...).

Năng lực 2 (E2 ) Năng lực nghiên cứu

Trình bày, liên hệ sự hiểu biết về quá trình nghiên cứu khoa học vào giải thích cách các kiến thức khoa học được tìm và xác nhận. Ví dụ: dạy học theo dự án cho học sinh tự làm giá đỗ, làm sữa chua ở nhà thông qua quá trình làm mà rút ra kiến thức về sự hút nước ở rễ, điều kiện lên men ... • Năng lực 3 (E8) Năng lực khoa học và xã hội

- Sử dụng các hiểu biết về khoa học và xã hội: từ lịch sử sinh học suy ra đặc điểm về xã hội: từ cơ sở sinh học suy ra nguồn gốc của hành vi xã hội, tâm lý. Ví dụ: sự hiểu biết về các tổ chức và sự tiến hoá của chọn lọc tự nhiên giải thích sự có mặt của con người, các tổ chức xã hội từ bầy đàn, công xã nguyên thuỷ cho đến xã hội loài người hiện nay.

- Sự thay đổi tâm sinh lí trong thời kì dậy thì quyết định hành vi xã hội;

29 • Năng lực 4 (E5) Năng lực thực nghiệm

Là kĩ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc thực địa (sử dụng kính

hiển vi cho quan sát tế bào thực động vật, sử dụng kiến thức về lên men để tạo một sản phẩm lên men, thu thập mẫu vật ngoài thực địa ...).

Năng lực 5 (E6) Năng lực nhận thức

- Áp dụng sự hiểu biết về các nguyên tắc về cách các phân tử, mô tế bào, các

cơ quan và các sinh vật phát triển cấu trúc và thực hiện các chức năng. Ví

dụ: Sử dụng kiến thức của các thành phần chung của các tế bào prokaryote và nhân điển hình ...

- Sử dụng kiến thức để nhận biết những vấn đề liên quan đến Sinh học trong cuộc sống.

Năng lực 6 (E7) Năng lực xử lý truyền đạt thông tin

Tiếp thu thông tin, xử lí bằng kiến thức sinh học của bản thân và truyền đạt, diễn đạt lại để người khác có thể hiểu được.

* Ở Việt Nam, tại các trường THPT:

• Năng lực nhận thức

• Năng lực nghiên cứu khoa học • Năng lực thực nghiệm

• Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm

Bộ Giáo dục đã khẳng định, ở trường THPT tập trung vào năng lực giải quyết các vấn đề sinh học của các học sinh. Để có được năng lực này, các học sinh cần được trang bị một loạt 39 kĩ năng, ví dụ như: các kĩ năng khoa học- science process skills (quan sát, đo đạc, tính toán, tiên đoán ...); các kĩ năng sinh học cơ bản- basic biological skills (quan sát bằng kính lúp, sử dụng kính hiển vi, vẽ các hình ảnh ...); các phương pháp sinh học- biological methods (các phương pháp tế bào học, nghiên cứu sinh lý thực vật ...); các phương pháp vật lý và hóa học- physical and chemical methods; các phương pháp vi sinh vật- microbiological methods; các phương pháp thống kê- statistical method [9].

Dựa vào khái niệm của năng lực giải quyết vấn đề, có thể khẳng định rằng: trong môn Sinh học năng lực giải quyết vấn đề là năng lực không thể thiếu, nó

30

chính là sự tổng hợp giữa hầu hết tất cả những năng lực chuyên biệt vừa nêu trên. Trong quá trình giải quyết một vấn đề trong môn Sinh học, cá nhân học sinh sử dụng hiệu quả năng lực nhận thức để nghiên cứu, xử lí thông tin, kết hợp cùng với năng lực tính toán, thí nghiệm ... để đưa ra kết luận.

***

Công trình nghiên cứu này của tác giả cũng tương đương với một tình huống cần sử dụng năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn học tập- làm việc, tình huống này có tích hợp giữa các môn, đặc biệt là môn Sinh học.

Từ cơ sở phân tích lí luận về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, tác giả đã bước đầu xác định được hướng triển khai quy trình cũng như bài kiểm tra cụ thể nằm ở chương 2.

31

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔN SINH HỌC 10

(Chương Phân bào; Chương Virut và bnh truyn nhim)

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Sinh học (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)