Những bài học cho Việt nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế luận văn ths kinh do (Trang 33 - 39)

Thứ nhất, Cổ phần hóa các NHTM Nhà nước để nâng cao NLCT

Để nâng cao NLCT của các MHTM Nhà Nước. Trung Quốc đã tập trung cải cách bốn NHTM Nhà Nước lớn nhất Trung Quốc, đó là: Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Bốn ngân hàng lớn nhất này nắm giữ khoảng 56% tổng tài sản của các NHTM Trung Quốc. Số việc làm mà bốn ngân hàng này đã làm là trong vòng 4 năm (1998-2002) là cắt giảm 250 ngàn lao động, gần 45 ngàn chi nhánh hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ bị giải thể.

Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đã phải trực tiếp nắm quyền sở hữu một lượng lớn các NHTM. Vì vậy, sau quá trình tiến hành đổi mới bộ máy lãnh đạo và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính ổn định của các ngân hàng. Chính phủ đã phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tư nhân hóa các ngân hàng này. Trên thực tế việc cải cách các NHTM không suôn sẻ như dự kiến vì 5 trong số các ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc nắm giữ phần lớn những khoản vay của 30 tập đoàn kinh tế lớn. Các ngân hàng cũng không muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp này vì khả năng rủi ro cao. Trong khi đó vai trị và sức mạnh của các tập đồn tài chính quá lớn trong nền kinh tế Hàn Quốc.

Ở Việt Nam hiện nay thách thức lớn nhất cho hệ thống NHTM Nhà Nước là q trình cổ phần hóa. Trước khi có thể tiến hành cổ phần hóa, các NHTM Nhà Nước cần phải tái cơ cấu và giải quyết xong các vấn đề nợ quá hạn. Và giải quyết xong vấn đề này, từng NHTM Nhà Nước phải có một mục tiêu, chiến lược là lộ trình rõ ràng để cổ phần hóa. Mục tiêu chung của cổ phần hóa đã được xác định là

tăng cường hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị, tăng vốn và hoạt động theo cơ chế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. Câu hỏi đặt ra là: liệu Chính phủ vẫn muốn giữ cổ phần khống chế hay không. Những vấn đề như Nhà Nước vẫn muốn giữ sở hữu, kiểm soát, sợ mất quyền tự chủ, đặc biệt liên quan đến việc tham gia của bên nước ngoài là những thách thức của vấn đề cổ phần hóa các NHTM Nhà Nước hiện nay. Khi các NHTM Nhà Nước bán cổ phần cho các cổ đơng bên ngồi thì ngân hàng phải chịu sự giám sát của các đơng và phải giải trình kết quả hoạt động kinh doanh. Việc cho vay chỉ định, ưu đãi doanh nghiệp Nhà Nước và cho vay dựa trên thế chấp hơn là dựa trên tính khả thi của dự án sẽ giảm dần.

Sau q trình cổ phần hóa, có thể phải đóng của các chi nhánh, bộ phận không sinh lời của hệ thống hiện tại của NHTM Nhà Nước. Điều này gây ra mối lo ngại rằng khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa có ít khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng vì duy trì các chi nhánh hoạt động khơng có hiệu quả ở các vùng này sẽ không khả thi. Tuy nhiên, cũng giống như quá trình đổi mới của Việt Nam từ khi khởi đầu, cách tiếp cận từng bước có thể được áp dụng trong việc cổ phần hóa ngân hàng Nhà Nước bằng cách Chính phủ sẽ khơng để cho thị trường quyết định mọi việc và bán đi phần vốn của chính phủ ngay lập tức. Quyền sở hữu chi phối của Nhà Nước nên được duy trì trong một khoảng thời gian nào đó sau khi cổ phần hóa và do đó vẫn đạt được mục tiêu kinh tế xã hội thơng qua sự can thiệp của Chính phủ.

Như vậy, qua kinh nghiệm cải cách NHTM Nhà Nước để nâng cao NLCT của các ngân hàng này của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng như thực tế cổ phần hóa các NHTM Nhà Nước ở nước ta hiện nay. Để nâng cao NLCT cho các NHTM Nhà nước thì cổ phần hóa là xu thế tất yếu vì nó vừa tạo sự chủ động cho các ngân hàng, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự quản lý có hiệu quả hơn của Nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM cổ phần trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, Tăng cường tiềm lực tài chính cho các MHTM bằng các con

 Thực hiện việc sáp nhập các NHTM có quy mơ nhỏ, làm ăn kém hiệu quả thành những ngân hàng có một quy mơ lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn trong cạnh tranh.

Theo báo cáo điều tra của FSC – Financial Supervisory Commision(Ủy ban giám sát tài chính) của Hàn Quốc thì tính đến cuối năm 1997 thì 12 trong tổng số 24 ngân hàng khơng đủ khả năng tồn tại vì các Ngân hàng này không đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu. Vì vậy, các ngân hàng này đệ trình phương án tái cơ cấu của chính mình, trong đó nêu cụ thể các phương án cắt giảm chi phí, tái cơ cấu nguồn vốn và những thay đổi về biện pháp quản lý và 5 ngân hàng bị đình chỉ giấy phép ngay lập tức còn 7 ngân hàng cịn lại chỉ được chấp nhận hoạt động nếu có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm đối tác nước ngồi có khả năng về vốn và kinh nghiệm trong quản lý ngành ngân hàng. Trong những trường hợp đặc biệt, FSC có thể mua lại những khoản nợ không sinh lời và tái cấp vốn cho những ngân hàng này nếu các ngân hàng này đáp ững được các điều kiện do FSC đặt ra. Để nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ, 7 ngân hàng này đã giảm 45 – 50% nhân viên, sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm được các đối tác để hợp nhất hay đối tác hợp tác nước ngoài. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại của Hàn Quốc đã nâng cao được NLCT và phát triển vững chắc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các NHTM cổ phần có quy mơ tài chính và hoạt động nhỏ, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu cịn gặp nhiều khó khăn trong khi đó trình độ quản trị ngân hàng cịn yếu nên trong thời gian tới việc sáp nhập các NHTM có quy mơ nhỏ, làm ăn kém hiệu quả thành những ngân hàng có một quy mơ lớn hơn, tiềm lực mạnh hơn trong cạnh tranh là một xu thế tất yếu bởi các NHTM cổ phần việt nam sẽ nhận thấy áp lực cạnh tranh quá lớn trong việc huy động vốn nhất là trong bối cảnh mở rộng mạng lưới, đầu tư cơng nghệ để hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng sẽ tốn kém chi phí đầu tư hơn rất nhiều việc sáp nhập và đi thôn tính những ngân hàng nhỏ hơn đã sẵn có mạng lưới và đội ngũ nhân viên lành nghề.

 Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các NHTM với các Tổng cơng ty lớn có tiềm lực tài chính mạnh, hình thành nên mơ hình tập đồn kinh tế lớn. Thành công của sự liên kết này cho ngành ngân hàng Nhật Bản đã động lực phát triển mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.

 Nâng mức trần về tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào các NHTM cổ phần trong nước. Đây cũng là một điều kiện quan trọng dẫn tới khả năng đột phá trong đổi mới của các NHTM cổ phần trong nước.

Hiện nay, với việc khống chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi vào các ngân hàng trong nước tối đa ở mức 30% và mỗi nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức tối đa là 20% thì nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng đầu tư vào những ngân hàng có quy mơ vốn tương đối và làm ăn hiệu quả, bỏ qua những ngân hàng làm ăn kém hiệu quả nên nguồn vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1/5 tổng số NHTM.

Điểm giống giữa Việt Nam và Trung Quốc hệ thống kiểm sốt rủi ro tài chính cịn q yếu kém, nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự đón nhận những luồng gió mới từ bên ngồi phải đi đơi với việc củng cố và đẩy mạnh hệ thống kiểm soát nên việc khống chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước tối đa ở mức 30% và mỗi nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế ở mức tối đa là 20% là thận trọng và thích hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, với chiến lược phát triển kinh tế từng bước của Chính Phủ. Tuy nhiên, sẽ là q thận trọng nếu Chính phủ khơng những khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi vào NHTM mà giúp NHTM lựa chọn ai là nhà đầu tư bằng những quy định quá chi tiết về tình trạng tài chính, vị thế quốc tế của nhà đầu tư nước ngoài hay quy định đối tượng nào được phép là nhà đầu tư chiến lược, đối tượng nào được phép tìm nhà đầu tư chiến lược…

 Đẩy mạnh giải quyết vấn đề nợ xấu: Giải quyết các vấn đề nợ khó địi của Việt Nam cũng cần tiến hành song song với các chương trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, nhất là những Tổng công ty lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh vì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước.

 Thay đổi đối tượng cho vay: Để hạn chế bớt rủi ro và giảm nợ xấu, các ngân hàng cũng có xu thế thay đổi đối tượng cho vay. Các ngân hàng khơng chỉ cịn tập trung cho vay các tập đoàn lớn mà chuyển sang cho vay tiêu dùng, phát triển ngân hàng theo định hướng ngân hàng bán lẻ.

Trong quá trình cải cách các ngân hàng của Hàn Quốc khơng chỉ cịn tập trung cho vay các tập đoàn lớn mà chuyển sang cho vay tiêu dùng và kết quả là các khoản vay của các tập tồn kinh tế lớn chỉ cịn chiếm 12% trong tổng số các khoản vay của 6 ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc năm 2003, so với 23%năm 2000. Trong khi đó, cho vay tiêu dùng tăng mạnh, chiếm 42% tổng các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc năm 2002. So với năm 1997 cho vay hộ gia đình chỉ chiếm 47% GDP thì năm 2003 con số này lên tới 70%.

Xuất phát từ bài học trên, có thể thấy rằng ở một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần hạn chế cho vay các công ty Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà phải tập trung vào hai nhóm đối tượng chính, đó là:

Thứ nhất, trong nền kinh tế đang phát triển thì tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên rất nhanh. Tầng lớp này khơng có thu nhập quá cao và bởi vậy họ không phải là nguồn khách hàng cho các dịch vụ tài chính truyền thống. Nhưng các khoản mua sắm cá nhân và các khoản đầu tư của họ thường ở mức độ vừa phải lại tạo ra tổng số tiền đầu tư tập thể vào các dự án lớn cũng như nhu cầu tài chính khổng lồ cho hoạt động ngân hàng. Với sức mua và nhu cầu đầu tư cá nhân tổng cộng, tầng lớp này sẽ trở thành động lực phát triển các dịch vụ ngân hàng. Đây cũng là khách hàng chủ chốt và hiệu quả nhất của các ngân hàng bán lẻ.

Thứ hai, trong nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên rất nhanh. Loại doanh nghiệp này phát triển đi lên từ một hoặc nhiều doanh nghiệp nhỏ và ngày càng đóng vai trị chủ chốt của một nền kinh tế. Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là thường xun có nhu cầu tài chính hơn các loại hình doanh nghiệp khác và tự họ không đủ vốn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư rất lớn của mình. Ngồi ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển rất nhanh nên chưa đủ diều kiện cần thiết để quản lý tài chính ln biến động

của mình, họ rất cần NHTM cung cấp cho họ những dịch vụ quản lý tài chính tốt, kể cả dịch vụ tư vấn đầu tư và phòng ngừa rủi ro hối đoái. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng hiện nay nên khi NHTM phục vụ đối tượng khách hàng thì sẽ thu được lợi nhuận khơng chỉ từ lãi tín dụng mà cịn thu được cả phí cung cấp các dịch vụ tài chính hoặc dịch vụ thanh tốn từ họ.

 Bán lại những khoản nợ sau khi đã được tái cơ cấu.

Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh: Tiến hành cải cách, đổi mới

hệ thống NHTM nhưng đồng thời phải quan tâm đúng mức đến việc đổi mới thị trường tài chính. Đây là một hạn chế rất lớn đối với chính bản thân q trình cải cách hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chúng ta cũng cần quan tâm vấn đề này để có những cải cách một cách tổng thể, thống nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.

Chương 2

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quốc tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế luận văn ths kinh do (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)