3 Thể chế luật pháp

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở v (Trang 58 - 62)

4. Quá trình làm luận văn

3.2. 3 Thể chế luật pháp

a. Nghị quyết của Quốc hội:

Tại thời điểm khởi lập dự án đƣờng Hồ Chí Minh (bắt đầu từ 1994) Nghị quyết Số: 05/1997/QH10 ngày 29/11/1997 quy định về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ nhƣ sau:

Điều 2: Công trình có một trong các tiêu chuẩn sau đây là công trình quan trọng quốc gia:

- Công trình có quy mô vốn đầu tƣ từ 10.000 tỷ đồng Việt Nam trở lên (theo thời giá năm 1997).

- Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hay có tiềm ẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

- Công trình phải di dân tái định cƣ từ 50.000 ngƣời trở lên ở vùng đông dân cƣ, từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

- Công trình bố trí trên các địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích lịch sử, văn hoá quan trọng, tài nguyên đặc biệt.

- Công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần đƣợc Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 3: Nội dung về công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ bao gồm:

- Sự cần thiết phải đầu tƣ xây dựng công trình; tóm tắt quy hoạch tổng thể của ngành và lãnh thổ có liên quan đến công trình.

- Những thông số cơ bản của công trình: Quy mô (công suất, khối lƣợng sản phẩm...); Công nghệ chủ yếu của công trình; Địa điểm, diện tích chiếm đất của công trình; Thời gian xây dựng: dự kiến thời gian khởi công, tiến độ xây dựng và thời gian hoàn thành; Quy mô vốn và nguồn vốn dự kiến huy động, bao gồm nguồn vốn trong nƣớc và ngoài nƣớc; nguồn vốn do ngân sách và nguồn vốn tín dụng hay vốn tự có, vốn huy động bằng sức lao động của dân; giới hạn cho phép phát sinh tăng vốn đối với công trình.

- Những vấn đề cơ bản cần giải quyết khi thực hiện công trình: bảo vệ môi

trường, di dân tái định cư, các chính sách cần điều chỉnh, về việc kết hợp với quốc phòng, an ninh, giữ gìn di tích lịch sử, văn hoá.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình, lợi ích của công trình, đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ, những thiệt hại phải chấp nhận, những thuận lợi, những khó khăn và biện pháp khắc phục, những ảnh hƣởng đến hiệu quả của công trình do các loại rủi ro; khả năng hoàn vốn; khả năng trả nợ vốn vay.

- ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nƣớc về công trình.

- Những kiến nghị đặc biệt với Quốc hội khi xem xét, quyết định về công trình.

Nhận xét:

Điều 2 của Nghị quyết nêu trên đã nêu “ công trình có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng, có nguy cơ ảnh hƣởng nghiên trọng đến môi trƣờng phải đƣợc Quốc hội xem xét thông qua” điều 3 quy định về nội dung có nêu “Những vấn đề cơ bản

cần giải quyết khi thực hiện công trình: bảo vệ môi trƣờng, di dân tái định cƣ, các chính sách cần điều chỉnh, về việc kết hợp với quốc phòng, an ninh, giữ gìn di tích lịch sử, văn hoá”. Nhƣ vậy, có thể thấy về vĩ mô vấn đề cân nhắc, xem xét giữa mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nhắc đến. Tuy chƣa, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học vẫn chƣa đƣợc nhắc đến. Mặt khác, điểm thiếu của quy định trên là chƣa quy định rõ đƣợc các tiêu chí về môi trƣờng, sinh thái cần phải đƣợc xem xét nhƣ thế nào? (ví dụ vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học).

b. Luật, nghị định, thông tƣ liên quan đến việc triển khai dự án (tại thời điểm thực hiện dự án).

Dự án chịu sự điều tiết trực tiếp của các văn bản luật và nghị định gồm:

(1). Luật xây dựng số /1993/QH10 ngày: quy định về thực hiện dự án đầu tư trong đó quy định lập, thẩm định dự án.

Nhận xét: Luật này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định bằng việc quy định các trình tự thủ tục về lập và phê duyệt dự án xây dựng công trình nhƣ;

(2) Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991. Luật này quy định về có quy định 5 nguyên tắc chung nhất, trong đó có nguyên tắc cơ bản liên quan đến dự án cụ thể nhƣ sau: “Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nƣớc và địa phƣơng; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định”.

Nội dung quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất trồng rừng bao gồm:

- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng, đất trồng rừng;

- Lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng trên phạm vi cả nƣớc và ở từng địa phƣơng;

- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng;

- Giao rừng, đất trồng rừng; thu hồi rừng, đất trồng rừng;

- Đăng ký, lập và giữ sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất trồng rừng;

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó;

- Giải quyết tranh chấp về rừng, đất trồng rừng

Nhận xét: luật này có ảnh hƣởng lớn đến quá trình ra quyết định kể cả quá trình triển khai dự án sau đó. Trong quá trình lập và thẩm định dự án các nội dung của luật đƣợc xem xét, ý kiến của các cơ quản quản lý liên quan đối với dự án đƣợc xem là có hiệu quả và có sức nặng (bằng chứng là số lƣợng các cơ quan quản lý liên quan đến rừng chiếm đa số trong số các cơ quan đƣợc tham vấn)

(3) Luật đất đai 1993 ngày 14/7/1993: quy định về giải phóng mặt bằng và tái định cƣ, trong đó cũng quy định khi sử dụng đất phải tuân theo những quy định về bảo vệ môi trƣờng, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất xung quanh ;

(4). Luật Môi trường năm 1993: Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tƣ, thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993, trong đó có điểm chú ý là việc quy định đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ.

Nhận xét:luật này ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định dự án đƣờng Hồ Chí Minh tại tất cả các khâu lập dự án: báo cáo nghiên cứu tiến khả thi (lập báo cáo ĐTM sơ bộ); lập báo cáo nghiên cứu khả thi (báo cáo ĐTM chi tiết), các báo ĐTM này đều do Bộ KHCN&MT xem xét, tổ chức thẩm định để thông qua, phê duyệt. Qua nghiên cứu cho thấy: các vấn đề môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học của dự án chủ yếu đƣợc xem xét tại các báo cáo ĐTM và có ảnh hƣởng lớn đến quá trình ra quyết định.

Nhận xét chung

Về cơ bản các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quá trình ra quyết đinh dự án đầu tƣ tại thời điểm đó (Luật xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật môi trƣờng, Luật đất đai) đều có xu hƣớng xem xét cân nhắc để lựa chọn hành động phát triển trên cơ sở ba yếu tố (kinh tế-xã hội-môi trƣờng) mà sau nay đƣợc phổ biến tại Việt Nam (hay còn đƣợc gọi là “phát triển bền vững”.

Tuy nhiên, ngoại trừ Luật môi trƣờng, các luật khác đều quy định về vấn đề môi trƣờng khá chung chung, thiếu cụ thể và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc nhắc đến rất hạn chế. Mặt khác, ngay cả Luật môi trƣờng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và còn nhiều bất cập ví dụ: chưa có quy định về bảo

vệ môi trường trong hoạt động lập quy hoạch (cụ thể là quy hoạch tổng thể dự án

của Đƣờng Hồ Chí Minh là căn cứ để triển khai dự án đầu tƣ chƣa đƣợc xem xét về vấn đề môi trƣờng và đa dạng sinh học); các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong triển khai dự án đầu tƣ còn lỏng lẻo, thiếu cụ thể (chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về nội dung cho hoạt động ĐTM); các quy định của các luật thƣờng sử dụng cụm từ “môi trƣờng” chung chung, điều này ảnh hƣởng đến cách tiếp cận đối với những ngƣời không có chuyên môn hoặc không tham gia công tác môi trƣờng, qua nghiên cứu các văn bản cũng nhƣ chao đổi với một số ngƣời ngoài ngành tác giả nhận định có nhiều ngƣời hiểu vấn đề môi trƣờng chủ yếu là mảng nâu (ô nhiễm) và ít quan tâm đến mảng xanh (đa dạng sinh học).

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở v (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)