Cff sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyên bóng chuyền nam trường THPT nam sách hải dương (Trang 31 - 40)

3 Chuyên bóng liên tục vào tường

3.2.2. Cff sở thực tiễn để lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

quả chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

Những cơ sở để lựa chọn hệ thống các bài tập ứng dụng trong dạy học - huấn luyện nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu bao gồm:

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chuyền bóng trong thi đấu, chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Sức nhanh. + Sức mạnh. + Sự biến hoá. + Độ chuẩn xác.

- Căn cứ vào cấu trúc kỹ thuật động tác. - Căn cứ vào khả năng, điều kiện dạy học và huấn luyện.

- Căn cứ vào các nguyên tắc dạy học và huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt.

Qua phương pháp tham khảo tài liệu, các nguồn tư liệu nghiên cứu khác nhau, các bài tập chuyên môn, trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia và huấn luyện viên bóng chuyền đã hệ thống được một số bài tập ứng dụng trong dạy học và hoàn thiện kỹ thuật trong chuyền bóng cao tay.

Những bài tập đó là:

Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác. 1. Bài tập đứng ở tư thế chuyền giữ bóng tập hình tay.

2.Bài tập tự tung bóng lên cao rồi bắt bóng khi rơi xuống, kiểm tra hình tay tiếp xúc bóng.

3.Bài tập đứng ở tư thế chuyền thực hiện đẩy bóng đi. 4.Bài tập tự tung bóng lúc đầu chuyền tại chỗ, rồi chuyền đi.

5.Bài tập 2 người tung, bắt bóng liên tục để kiểm tra hình tay và tập hoãn xung.

6.Bài tập 2 người chuyền bóng với nhau.

7.Bài tập chuyền bóng tam giác (lúc đầu theo chiều kim đồng hồ sau đó ngược lại).

8.Bài tập chuyền bóng qua lưới vào ô quy định. 9.Bài tập chuyền bóng vào ô quy định.

10.Bài tập chuyền bóng sau đầu vào ô quy định.

Nhỏm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn. 1. Bài tập nằm sấp chống đẩy.

2. Bài tập sau khi bật nhảy 60giây, thực hiện chuyền bóng 15 lần. 3. Bài tập giật tạ trọng lượng 15 - 35kg

4. Bài tập chạy nhanh về trước theo biên dọc 18m.

5. Bài tập ném bóng nhồi (0.5 - 3kg) qua lưới bằng 1 tay hoặc 2 tay. 6. Bài tập chạy con thoi liên tục chạm tay vào vạch giữa sân và vạch

biên ngang.

7. Bài tập kéo dây cao su luân phiên 2 tay. 8. Bài tập nằm đẩy tạ 20kg tốc độ cao.

9. Bài tập gánh tạ khoảng 70% trọng lượng cơ thể thực hiện bật nhảy, bật đổi chân.

Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện tâm lý. 1. Bài tập thi đấu đội hình đầy đủ 6 người.

Sau khi đã lựa chọn được hệ thống các bài tập nêu trên, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên dạy học môn thể dục trong trường và các trường lân cận để tìm ra một số bài tập có chất lượng, ứng dụng trong dạy học, huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam của trường THPT Nam Sách. Biểu hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong dạy học - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách (n = 20) Số TT Bài tập Sô ý kiến lưa chọn Tỷ lệ % Nhóm 1

1 Đứng ở tư thê chuyên giữ bóng tập

hình tay 16 80

2

Tự tung bóng lên cao rồi bắt bóng khi rơi xuống, kiểm tra hình tay tiếp xúc bóng

14 70

3 Đứng ở tư thê chuyên thực hiện

đẩy bóng đi 10 50

4 Tự tung bóng lúc đâu chuyên tại

chỗ, rồi chuyền đi 12 60

5 2 người tung, băt bóng liên tục đê

kiểm tra hình tay và tập hoãn xung 16 80

6 2 người chuyên bóng với nhau 18 90

8 Chuyên bóng qua lưới vào ô quy

định 17 85

9 Chuyền bóng vào ô quy định 20 100

10

Chuyên bóng sau đâu vào ô quy

định 18 90

Nhóm 2

1 Năm sâp chông đây 16 80

2

Sau khi bật nhảy 60 giây, thực hiện

chuyền bóng 15 lần 14 70

3 Giật tạ trọng lượng 15 - 35kg 6 30

4 Chạy nhanh vê trước theo biên dọc

18m 17 85

5 Ném bóng nhồi (0.5 - 3kg) qua

lưới bằng 1 tay hoặc 2 tay 10 50

6 Chạy con thoi liên tục chạm tay

vào vạch giữa sân và vạch biên ngang 17 85

7 Kéo dây cao su luân phiên 2 tay 10 50

8 Năm đây tạ 20kg tôc độ cao 10 50

9

Gánh tạ khoảng 70% trọng lượng

cơ thể thực hiện bật nhảy, bật đổi chân 8 40 Nhóm 3

1 Thi đâu đội hình đây đủ 6 người 20 100

Qua kêt quả phỏng vân thu được ở bảng 3.2 cho thây: đê ứng dụng trong dạy học - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho đối tượng nghiên cứu cuả đề tài đề tài đã chọn được 11 bài tập trong 3 nhóm ( bài tập có số ý kiến lựa chọn từ 80% trở lên), đây là các bài tập chuyên môn có đầy đủ

cơ sở lý luận và thực tiễn, phù họp với điều kiện thực tiễn dạy học - huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu. Các bài tập đó là:

- Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

1. Bài tập đứng ở tư thế chuyền giữ bóng tập hình tay.

2. Bài tập 2 người tung, bắt bóng liên tục để kiểm tra hình tay và tập hoãn xung.

3. Bài tập 2 người chuyền bóng với nhau.

4. Bài tập chuyền bóng tam giác (lúc đầu theo chiều kim đồng hồ sau đó ngược lại)

5. Bài tập chuyền bóng qua lưới vào ô quy định 6. Bài tập chuyền bóng vào ô quy định

7. Bài tập chuyền bóng sau đầu vào ô quy định

- Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn. 1. Bài tập nằm sấp chống đẩy

2. Bài tập chạy nhanh về trước theo biên dọc 18m

3. Bài tập chạy con thoi liên tục chạm tay vào vạch giữa sân và vạch biên ngang.

- Nhóm 3: Các bài tập rèn luyện tâm lý. 1. Bài tập thi đấu đội hình đầy đủ 6 người.

Mục đích tác dụng của các bài tập:

Bài tập 1: Đứng ở tư thế chuyền giữ bóng tập hình tay.

a) Mục đích: Tạo hình tay đúng khi tiếp xúc bóng và tạo cảm giác với bóng.

b) Yêu cầu: Thực hiện đúng hình tay và điểm tiếp xúc của tay vào bóng phải đúng.

c) Hình thức tập: Đứng ở tư thế chuyền, người thực hiện tạo hình tay khi chuyền bóng, đồng thời đồng đội đặt quả bóng chuyền lên tay người thực

hiện và giữ nguyên hình tay trong 15 giây. Thực hiện 4 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút.

Bài tập 2: 2 người tung, bắt bóng liên tục để kiểm tra hình tay và tập hoãn xung.

a) Mục đích: Tạo được cảm giác với bóng và phát triển động tác hoãn xung.

b) Yêu cầu: Chuyền đúng kỹ thuật, bóng không xoáy và bóng không 2 tiếng.

c) Hình thức tập: 2 người đứng quay mặt vào nhau, cách nhau 4 - 5m. Một người tung bóng, người còn lại sẽ thực hiện động tác bắt bóng đồng thời thực hiện động tác hoãn xung bóng lại. Sau đó người này tiếp tục thực hiện động tác đẩy bóng đi đến cho người lúc đầu đã tung cho mình. Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ chuyền 10 quả, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 3:2 người chuyền bóng với nhau.

a) Mục đích: Tạo cảm giác với bóng, hoàn thiện được hình tay khi tiếp xúc bóng và động tác hoãn xung bóng.

b) Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật chuyền bóng cao tay, không để dính bóng, bóng 2 tiếng, bóng không xoáy. Chuyền đủ lực, đúng tầm và hướng.

c) Hình thức tập: Đứng thành hai hàng ngang, mặt quay vào nahu, song song với lưới (hoặc vuông góc với lưới), cách nhau 4 - 5m. Hai người thực hiện chuyền bóng cho nhau ở các khoảng cách, tầm cao và tốc độ khác nhau. Người tập có thể cố ý chuyền bóng khó cho đồng đội như chuyền ra trước, sang bên hoặc sau đầu. Thực hiện 3 - 4 tổ, mỗi tổ chuyền 15 quả, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 4\ Chuyền bóng tam giác

a) Mục đích: Điều chỉnh chính xác hướng đến và đi của bóng, nâng cao khả năng chuyền bóng trong thi đấu.

b) Yêu cầu: Thực hiện đúng hướng quy định và đúng kỹ thuật chuyền, không dính bóng, bóng hai tiếng, chuyền đủ lực, tầm và đúng hướng.

c) Hình thức tập: Người tập đứng thành nhóm ba người hình tam giác, một người đứng đường biên ngang, hai người đứng gần lưới, thực hiện với hai bóng. Hai người đứng ở gần lưới lần lượt chuyền bóng cho người đứng biên ngang và người thực hiện này chuyền trả bóng lại cho người vừa chuyền tới, mỗi người chuyền 8 quả, thực hiện 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 5: Chuyền bóng qua lưới vào ô quy định.

a) Mục đích: Điều chỉnh được lực, tầm và hướng đi của bóng, tạo ra những đường chuyền quyết định để đồng đội tấn công.

b) Yêu cầu: Chuyền bóng đúng kỹ thuật, bóng không dính, bóng không hai tiếng, bóng không xoáy và vào ô quy định.

c) Hình thức tập: Kẻ lần lượt các vòng tròn ở các vị trí số 1, 2, 4,5,6 có đường kính 2m. Sao cho đường biên ngang và đường biên dọc là 2 tiếp tuyến của vòng tròn ở vị trí số 1 và số 5. Vòng tròn ở vị trí số 6 có tâm cách đều 2 đường biên ngang và cách vạch 3m là 0.5m. Các vòng tròn còn lại lấy 2 đường biên ngang và vạch 3m làm tiếp tuyến. Người thực hiện đứng sau vạch 3m (ở phần sân bên kia) sau khi nhận bóng tò người đồng đội (đứng ở đường biên ngang) sẽ chuyền liên tục và lần lượt vào các vòng tròn ở vị trí ssó 1 tới số 6 (trừ số 3). Mỗi vòng tròn chuyền 2 quả và người thực hiện chuyền 10 quả, thực hiện 3 - 4 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 6: Chuyền bóng vào ô quy định

a) Mục đích: Tạo cảm giác chuyền bóng, điều chỉnh được lực và hướng đi của bóng. Đồng thời giúp chuyền bóng chuẩn cho đồng đội tấn công.

b) Yêu cầu: Phải thực hiện đúng kỹ thuật chuyền bóng, không dính bóng, không để bóng 2 tiếng, bóng không xoáy, bóng cao cách lưới từ 0.5 - 2m, xa lưới từ 0.5 - l,5m và phải vào ô quy định.

c) Hình thức tập: Kẻ 1 vòng tròn có đựờng kính l,5m ở vị trí số 4, sao cho 1 phía cách đường biên ngang 0.5m v f 1 phía sát vạch giữa sân. Mặt người thực hiện quay vào vòng tròn. Người thực hiện đứng ở vị trí số 3 sau khi nhận bóng từ đồng đội đứng ở vị trí số 6 thì thực hiện chuyền bóng cao tay lần lượt 10 quả vào vòng tròn. Thực hiện 3 - 4 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 7: Chuyền bóng sau đầu vào ô quy định.

a) Mục đích: Nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay và tạo ra những đường chuyền gây bất ngờ cho đối phương. Mặt khác áp dụng chuyền chiến thuật trong thi đấu.

b) Yêu cầu: Chuyền đúng kỹ thuật, bóng không xoáy, không dính bóng, bóng không 2 tiếng và phải vào ô quy định. Bóng cao cách lưới 0.5 - 2m, xa lưới 0.5 - lm.

c) Hình thức tập: Thực hiện kẻ 1 vòng tròn ở vị trí số 2 có đường kính là 1.5m, sao cho một phía cách đường biên ngang 0.5m và 1 phía sát vạch giữa sân. Lưng người thực hiện quay vào vòng tròn. Sauk hi nhận bóng từ người đồng đội đứng ở vị trí số 4 người thực hiện chuyền bóng sau đầu vào ô quy định. Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ thực hiện chuyền 10 quả, thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 - 3 phút.

Bài tập 8: Nằm sấp chống đẩy. a) Mục đích phát triển sức mạnh

b) Yêu cầu: Thực hiện đủ số lượng và thực hiện hết sức. Phối họp nhịp thở nhịp nhàng, thực hiện lúc đẩy lên nhanh mạnh.

c) Hình thức tập: Nằm sấp chống đẩy 20 lần mỗi tổ, thực hiện 2-3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 3 phút.

Bài tập 9: Chạy nhanh về trước theo biên dọc 18m.

a) Mục đích: rèn luyện sức nhanh chuyên môn và khả năng di chuyển bóng khi ở tốc độ cao.

b) Yêu cầu: Thực hiện đủ số lượng, chạy nhanh ở tốc đọ cao hết khả năng.

c) Hình thức tập luyện: sau khi thấy hiệu lệnh của chỉ huy thì người tập thực hiện xuất phát nhanh và tăng tốc ở 1/3 quãng đường đầu tiên, bước cuối cùng là bước gìm và dừng lại làm động tác chuyền bóng, thời gian thực hiện mỗi tổ là 15-25 giây, thực hiện 4 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30-60 giây.

Bài tập 10: Chạy con thoi liên tục chạm tay vào vạch giữa sân và vạch biên ngang

a) Mục đích: Rèn luyện sức bền tốc độ.

b) Yêu cầu: Thực hiện đầy đủ số lượng và chạy hết khả năng

c) Hình thức tập: Khi nghe hiệu lệnh của người chỉ huy người thực hiện đứng sau đường biên dọc chạy chạm vào vạch đường biên ngang sau đó chạy tiếp chạm tay vào vạch giữa sân, rồi chạy chạm vào đường biên ngang còn lại và chạy về vị trí cũ. Thời gian thực hiện một lần lặp lại khoảng 5-10 giây, nghỉ giữa các lần lặp lại 30-60 giây, số lần lặp lại 4-10 lần.

Bài tập 11: Thi đấu đầy đủ 6 người.

a) Mục đích: Tạo cảm giác tâm lý, điều kiện thực tế thi đấu. b) Yêu cầu phối họp toàn đội.

c) Hình thức tập luyện: Chia thành từng đội thi đấu.

Những bài tập nêu trên là những bài tập đã được lựa chọn là những bài tập có tác dụng tốt nhất nằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam

Sách. Tuy nhiên trong quá trình dạy học và huấn luyện cần dựa trên những đặc điểm cụ thể về sân bãi, dụng cụ, thời tiết và các yếu tố bên ngoài để phân chia thời gian tập luyện cho phù họp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Phân chia thời gian hợp lý là rất cần thiết để đảm bảo lượng vận động nhỏ hoặc không lớn quá ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học.

Nhằm xác định cụ thể trên cơ sở các điều kiện vật chất trang bị cho quá trình tập luyện cũng như kế hoạch dạy học và huấn luyện, căm cứ vào quỹ thời gian tập luyện của đội tuyển, thời gian giành cho chuyền bóng trong mỗi buổi tập là từ 20 - 30 phút, nên đề tài thực hiện kế hoạch huấn luyện và dạy học chủ yếu theo các buổi ngoại khoá. Các bài tập thực hiện cụ thể được thể hiện ở bảng 3.3:

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyên bóng chuyền nam trường THPT nam sách hải dương (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)