3.1. Thưc trang công tác day hoc và huấn luyền đôi tuyển bóng• • B o « / • • • / Hchuyền nam trường THPT Nam Sách - Hải Ducng. chuyền nam trường THPT Nam Sách - Hải Ducng.
3.1.1. Thực trạng dạy học và tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của học sinh trường THPT Nam Sách. tay bằng hai tay trước mặt của học sinh trường THPT Nam Sách.
3.1.1.1. Thưc trang day hoc và tâp luyền trong các giờ hoc chính• • O 1 1 / • • r i / • o o •khoá. khoá.
Tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên đang dạy học tại trường thấy rằng: Môn thể dục được dạy học 2 tiế t/1 tuần/ 1 lóp. Theo phân phối chương trình mỗi tiết ( 45 phút) sẽ dạy học 3 nội dung. Như vậy, chỉ tính riêng việc nắm vững kỹ thuật đã không đủ chứ chưa nói đến việc phát triển thể lực. Môn bóng chuyền cũng vậy, theo phân phối chương trình có 10 tiế t/1 năm/ 1 khối lóp, trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 9 tiết cho tập kỹ thuật và phát triển thể lực. Qua tìm hiểu về công tác GDTC đang thực hiện tại trường cho thấy rằng, môn bóng chuyền được dạy học trong 20 giáo án và được ghép cùng với 2 nội dung khác trong 1 tiết. Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo. Do vậy, trong các giờ học chính khoá, công tác huấn luyện thể lực nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng cho học sinh là không thể đạt được mục tiêu đề ra.
3.1.1.2. Thực trạng tổ chức và tập luyện trong các giờ ngoại khoá.
Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực của học sinh. Qua phỏng vấn các học sinh trong trường thấy rằng, việc tập luyện ngoại khoá hầu hết các em chưa quan tâm mà chủ yếu dành thời gian cho học tập các môn học mà các em cho là quan trọng.
Tóm lại: Qua kết quả phân tích ở mục nêu trên chứng tỏ rằng, thể lực nói chung và kỹ thuật chuyền bóng cao tay nói riêng của học sinh trường THPT Nam Sách đang ở mức thấp. Điều đó cũng có nghĩa là kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nam trong đội tuyển bóng chuyền khi mới thành lập cũng ở mức thấp.
3.1.2. Thực trạng công tác huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách trong năm 2010. trường THPT Nam Sách trong năm 2010.
Để có thể đánh giá chính xác về thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt hiện nay của các em học sinh trong đội tuyển bóng chuyền, đề tài tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện đội tuyển bóng chuyền trong năm 2010.
Đây là lĩnh vực mặc dù được trường THPT Nam Sách quan tâm và đầu tư các năm trước nhưng năm vừa qua do kinh phí có hạn nên việc đầu tư cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc học tập và ngoại khoa các môn thể thao cũng còn nhiều khó khăn.
Qua khảo sát thực tiễn, đề tài thấy rằng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện đội tuyển bóng chuyền còn nhiều thiếu thốn, các bài tập đưa vào huấn luyện còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao, thời gian giành cho việc huấn luyện chưa thỏa đáng.
Thông qua tìm hiểu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên và huấn luyện viên về chương trình huấn luyện đang áp dụng cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách, đề tài thu được kết quả như sau:
+ v ề thời điểm tập luyện của đội tuyển là vào các buổi chiều.
+ Số buổi tập kỹ thuật chuyền bóng trong một tuần là 1 buổi. + Thời gian cho một buổi tập kỹ thuật từ 20 - 35 phút.
+ Các bài tập hiện đang áp dụng để phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt và thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách gồm:
1. Bài tập mô phỏng hình tay tiếp xúc bóng.
2. Bài tập tự tung bóng lên cao rồi làm động tác chuyền. 3. Bài tập với bóng nhồi, bóng rổ.
4. Bài tập mô phỏng động tác chuyền. 5. Chạy tốc độ 30m.
6. Nhảy dây nhanh 7. Gánhtạ20kg. 8. Bậtcóc20m .
Từ kết quả trên cho thấy, giáo án hiện đang áp dụng cho đội tuyển bóng chuyền còn nhiều bất cập.
+ Số buổi tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong một tuần quá ít không đủ để phát triển kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.
+ Thời gian trong một buổi tập kỹ thuật và thể lực chuyên môn từ 20 - 30 phút như vậy chỉ tính riêng thời gian khởi động và thả lỏng hồi tĩnh đã gần hết thời gian chứ chưa nói đến việc phát triển thể lực và kỹ thuật chuyền bóng.
+ Các bài tập hiện đang áp dụng quá ít như vậy rất dễ gây nhàm chán trong quá trình tập luyện, hiệu quả bài tập sẽ không cao. Bên cạnh đó, các bài tập này hầu hết khối lượng vận động nhỏ.
+ Các bài tập với dụng cụ chưa được áp dụng trong giáo án nên khó có thể tạo ra mức căng cơ tối đa và như vậy kỹ thuật chuyền bóng sẽ khó có thể phát triển được.
+ Như vậy, trong năm vừa qua, công tác huấn luyện thể lực và kỹ thuật cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách là không đạt mục tiêu đề ra.
Qua các kết quả phân tích ở trên, đề tài kết luận rằng: công tác huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách trong năm 2010 không đạt hiệu quả cao. Hay nói cách khác, kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt trong đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách phát triển chưa đáng kể so với lúc mới thành lập. Điều này cũng đồng nghĩa, kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách hiện nay đang ở mức thấp.
Căn cứ những tiêu chí trên, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên đang trực tiếp dạy học tại trường cùng với các giáo viên và huấn luyện viên tại các trường THPT các trung tâm TDTT lân cận đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác dạy học và huấn luyện. Nội dung phỏng vấn là xác định các test kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. Kết quả thu được ở bảng 3.1.
Bảng3.1: Kết quả phỏng vấn giáo viền và huấn luyện viền về các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Nam Sách ( n = 20).
Số
TT Nội dung phỏng vân
Kết 1 ị va Ịuả phỏng n Sô ý kiến lựa chon Tỷ lệ %
1 Chuyền bóng vào ô quy định 20 100