Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thi hành ngân sách

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý kiểm soát cam kết chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Việc thi hành ngân sách chịu sựtác động của nhiều vấn đề pháp lý, tuy nhiên

ba vấn đề pháp lý có ý nghĩa quyết định, (1) Thẩm quyền quyết định ngân sách và

phê chuẩn quyết toán ngân sách; (2) Thẩm quyền quyết định chi ngân sách và lệnh

trả tiền; (3) Thẩm quyền kiểm soát chi và thực hiện trả tiền (ngân sách)

2.3.1.1. Thẩm quyền quyết định ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân

sách

Theo Hiến pháp của tất cả các nước trên thế giới hiện nay, thẩm quyền quyết

định dự toán và quyết toán ngân sách thuộc về Quốc hội. Tại Việt Nam, Quốc hội

quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa

phương). Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựtoán ngân sách địa phương, phân

bổ ngân sách cấp tỉnh. Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách

cấp mình chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp

quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách năm sau chậm nhất là trước ngày 15

tháng 11 năm kế hoạch và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất 18

tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự

toán ngân sách năm sau trước ngày 20 tháng 12 năm kế hoạch và phê chuẩn quyết

toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của Hội

đồng nhân dân cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách

kết thúc.

2.3.1.2. Thẩm quyền quyết định chi ngân sáchvà lệnh trả tiền

42

Sau khi được Thủtướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách,

các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán có trách

nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực

thuộc, bảo đảm đúng với dựtoán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan Tài chính cùng cấp. Cơ quan Tài chính có trách

nhiệm kiểm tra, nếu không đúng dự toán ngân sách được giao, không đúng chính

sách, chếđộ, tiêu chuẩn, định mức thì yêu cầu điều chỉnh lại.

Cơ quan Tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản

chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản

chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu

cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để

bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độquy định.

Thủtrưởng đơn vị sử dụng ngân sách có quyền quyết định chi tiêu trong phạm vi dựtoán được giao hoặc phân bổ phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và gửi

đến KBNN để trả tiền cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định đó, cụ thể:

- Quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN.

- Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; đúng định mức mua sắm, trang bị tài sản do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền qui định hoặc qui chế chi tiêu nội bộ, tùy theo từng trường hợp cụ thể; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

43

2.3.1.3. Thẩm quyền kiểm soát chi và thực hiện trả tiền (xuất quỹ ngân sách).

Theo Luật NSNN hiện hành, KBNN là cơ quan có nhiệm vụ quản lý quỹ

NSNN. Quỹngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền

vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. Với nhiệm vụ này, một khi

nhận được lệnh trả tiền của các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN kiểm tra tính hợp

pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách

khi có đủ các điều kiện quy định theo phương thức thanh toán trực tiếp. Thủ trưởng

cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủcác điều kiện quy định.

Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách

có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà

nước; thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kiến

nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan Tài chính cùng cấp xửlý đối với những trường hợp

vi phạm.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý kiểm soát cam kết chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)